Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Làm Style trên cây Organ Yamaha, Phần 1

Làm style là một nhu cầu rất lớn đối với anh em nhạc công. Tự mình biết cách làm style thì sẽ đáp ứng kịp thời các bài hát mới. Thế làm style có khó không? Khó chỉ là bước đầu, nếu đã làm được vài bài thì mấy bài sau sẽ làm nhanh!

Giống như phần mềm trên máy vi tính, nếu chúng ta hiểu biết các “danh từ” trên màn hình, biết cách sử dụng chúng thì làm style sẽ dễ dàng.

————————————————————-

Một style sẽ có nhiều SECTION (có chỗ gọi là Variations).

— Intro A,B,C,D.

Có tới bốn, tuy nhiên trên cây organ chỉ có một nút Intro hoặc ba nút Intro, nhưng ta có thể điều chỉnh mà chọn lựa. Ví dụ, PSR2000 tuy chỉ có một nút Intro, nhưng trên màn hình ta có thể bấm vào chữ Intro… sẽ hiện ra nhiều Intro cho ta lựa chọn.

— Main A,B,C,D.

— Fill A,B,C,D.

— Break.

— Ending A,B,C,D.

vậy là có tất cả 16 section.

————————————————————-

Mỗi một Section sẽ có 8 CHANNEL (có chỗ gọi là Track, tớ gọi là 8 thằng nhạc công)

RHYTHM1, RHYTHM2, BASS, CHORD1, CHORD2,PAD, PHRASE1, PHRASE2.

Rhythm là trống. Có hai thằng Rhythm. Ý nghĩa của hai thằng rất hay! Ví dụ, ta báo trống, Rhythm1 báo nửa khuông đầu, Rhythm2 sẽ báo nửa khuông sau, ta chình Pan sẽ nghe tiếng báo trống chạy từ bên phải qua bên trái…Tức chỉnh Rhythm1 bên R, Rhythm2 bên L (giống như ampli mà ém Bal một bên).

Bass là thằng đánh Bass.

Chord 1, Chord2 là hai thằng đánh ắc-co.

Pad là tiếng nền nhỏ nhẹ như String.

Phrase1 và Phrase2 là đàn chữ rời, dùng cho hợp âm rãi hoặc thu Intro hay Enging.

————————————————————-

REALTIME RECORDING (dịch là Thu theo thời gian thực tế, tức thu thẳng trên cây organ)

Bạn có thể thu âm làm style bằng cách đơn giản là chơi thằng trên phím đàn cây organ. Người có tay nghề cao (biết đàn, biết đánh trống, biết đánh bass) thì làm theo cách nầy. Tuy nhiên, bạn không cần thu âm làm style cho tất cả channel, bạn chọn cái style nào gần giống giống và thêm vào hay thay thế cái phần mình muốn làm. Ví dụ, bạn chỉ thu Intro vào channel PHRASE1, 2… rồi chỉnh sửa sơ sơ, như đổi gam thì vào trang EDDIT, đổi mấy tên nốt lại… Xong xuôi thì save lại. Đời bây giờ, mấy thằng ca hay đòi Remix hoặc Disco… Cứ lấy style Remix, Disco… rồi thu Intro vô channel Phrase là xong!

Đặc điểm của REALTIME RECORDING:

— Xoay vòng (Loop recording)

Vì nó lặp đi lặp lại nên bạn có thể thu vào chỗ nào cũng được. Không cần phải từ đầu. Bạn có thể nghe lại phần mình vừa thu và muốn thu thêm thì cứ đàn và thu. Không vừa ý thì Stop và Delete, rồi thu lại.

— Thu chồng lên (Overdub recording)

Đặc điểm nầy giúp cho bạn thu thêm những nốt khác mà không xóa mấy nốt cũ có sẵn. Ví dụ, bạn thu thêm tiếng Cymbal …

Tóm lại, khi ta thu một vài nốt, thì sau đó ta sẽ nghe lại được mấy nốt ta vừa thu. Vừa ý thì thu tiếp, làm sai thì Stop…

STEP RECORDING (thu từ bước)

Thu kiểu nầy giống như bạn làm Sheet nhạc (La đen, đô móc đơn…). Gõ xong mấy nốt, rồi Play lại, nó phát y chang. Phương pháp nầy lý tưởng cho việc đánh đàn “chính xác” hoặc mấy nốt nhạc khó đàn. Ví dụ, báo trống liên sáu, hay đàn móc ba… làm sao ta đàn được? Cứ thu theo Step, nó sẽ phát ra y chang!

ASSEMBLING AN ACCOMPANIMENT STYLE  (ráp nối style)

Phương pháp nầy giúp bạn tạo ra cái style tổng hợp. Ví dụ, bạn chọn cái style Pasodop, nhưng Fill A thì lấy Fill của style Disco, nghe cho sung… Chỉ yêu cầu là style 4/4 thì lấy từ mấy cái style khác cũng là 4/4 nó mới hợp lệ.

Người mới học làm style thì thường là dùng phương pháp nầy. Kêu là làm cái style “búa xua”, miễn nghe “sung” thì thôi.

EDITING THE CREATED ACCOMPANIMENT STYLE (biên tập lại style vừa thu xong)

Phương pháp nầy giúp cho bạn chỉnh sửa lại cái style vừa thu xong, nhưng không vừa ý chỗ nào thì không cần thu lại, mà vào trang Edit mà sửa. Ví dụ, tiếng Bass rè quá do nốt quá thấp, thì vô Edit mà đưa nốt đó lên một ôc-tau….

————————————————————-

STYLE FILE FORMAT (SFF)

SFF là định dạng của style Yamaha. Bạn phải tuân thủ những quy luật nầy thì sau khi làm style xong mới có thể đem đi xài được. Ví dụ, mặc định của style yamaha là ton CM7, bạn copy track Bass từ style khác, nhưng khi thu Intro, bạn đàn ton Am. Kết quả, sau khi save, đem ra thử nghe thì…trớt quớt! Chữ đàn Intro ton Am, còn chữ Bass thì ton C…

1 – SOURCE PATTERN (mẫu nguồn)

a/  Source Root (nốt nguồn, nốt chủ âm). Bản nhạc ton La thứ thì bạn chọn Source Root là A.

b/ Source Chord (hợp âm nguồn, ton chánh của bản nhạc). Bản nhạc ton La thứ thì chỗ nầy bạn chọn chữ m (tức là “thứ”).

2 – PITCH CONVERSION (biến đổi độ cao)

a/ NTR (Note Tranposion Rule)

b/ NTT (Note Tranposition Table)

Hai danh từ nầy, các bạn phải hiểu cho rõ để làm style (sẽ nói sau). Đại khái, bấm ngón hợp âm thì chọn kiểu 3 ngón tay “chánh” hay “đảo”? Channel trống thì chọn Bypass, bass thì chọn bass, Intro thì chọn melody… Bạn chọn không đúng thì lúc đem ra ngoài xài không được.

3 – OTHER SETTINGS

— High key: cái ngưỡng để đổi xuống thấp nếu bị vượt cao. Ví dụ bạn bấm ac-co lúc mù mù bên tay phải, vượt ngưỡng, nó sẽ chuyển xuống thấp. Cao quá thì nghe gì được?

— Note Limit:  giới hạn nốt cao và nốt thấp. Thông thường thì ta chỉ chỉnh ở phần thu Bass, còn thu mấy channel kia thì không quan tâm lắm. Ta đâu có đàn nốt nào cao hoặc thấp lắm, trừ ra mấy tay cao thủ, muốn thu guitar “tè” cho quái đản mới quan tâm. Lúc hứng, bấm nốt búa xua…

— RTR (Retrigger Rule)

Đây là độ kéo dài, nhất là khi thu tiếng Piano, ta phải chọn cho khi buông tay ta nó còn kéo thêm chút đỉnh. Giống giống như sustain.

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB: www.hocdan.org

Email: info@giasutainangtre.vn

Phụ huynh chọn giáo viên guitar phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su

Từ khóa tìm kiếm: dạy guitar tại nhàhọc guitar tại nhàgia sư guitargia sư tại nhàgiáo viên dạy kèm tại nhàdạy kèmhọc kèm tại nhà

Bài viết liên quan

Có nên học đàn Piano trên đàn Organ?
Có nên cho bé học đàn Piano trên Organ không ? Cách học này có ổn không và có trở…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 5
BIÊN TẬP (CHỈNH SỬA) QUANTIZE (LƯỢNG TỬ HÓA) VÀ XÓA PART QUANTIZE (có sách dịch là Lượng tử hóa) Chức…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 4
Sau khi cài đặt Section (Main, hay Intro, v.v…), section giống như “tựa đề”, ta tiến vào “thân bài”, tức…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 3
Chọn cách thức sản xuất ra style và tiếp tục làm theo chỉ dẫn dưới đây. CÀI ĐẶT CHUNG BEAT…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 2
THAO TÁC CƠ BẢN 1/ Nhấn một trong số nút “thư mục style ” (Style category) Ở đây ta thường…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 1
Cây organ PSR550 cũ cũng làm Style được, nhưng hạn chế số khuông (measure). Còn cây PRS-S550 (có usb) thì…