Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Làm Style trên cây Organ Yamaha, Phần 7

Bài hôm nay, chúng ta học về MBT, tức Measure -Beat-Tick.

MBT là một dãy số, là một tên nốt. Hiểu biết rành rẽ về MBT thì chúng ta làm nhạc midi (intro, ending, ắc-líp…), làm style rất dễ dàng. Tuy nhiên, nếu làm toàn là MBT thì nghe “máy móc” quá! Thây kệ, cứ học làm nhạc bằng MBT trước.

Nhờ hiểu biết MBT, chúng ta sẽ vào trang Edit mà chỉnh sửa mấy cái style có sẵn, rất “phê”!!!

M là Measre, là khuông nhạc, từ vạch đứng nầy đến vạch đứng kia.

Beat là phách, là nhịp chân, là một dấu cộng (theo “phát minh” của tớ). Nhạc 4/4 thì có 4 beat. Nhạc 3/4 thì có 3 beat…

Tick là số thời gian chia nhỏ ra, là Clock… Có tất cả 1920 clock (ở One band man thì chỉ có 960). Nốt nhạc “thấp” hơn nốt đen thì sẽ mang một số tiêu biểu.

Mỗi một nốt nhạc sẽ có dãy số MBT riêng. Ví dụ 3:1:0000… là nốt nầy nằm ở khuông thứ 3, nằm ngay beat một, dãy số 0000 chỉ là “bắt đầu”. Nếu nốt này là nốt móc 1 thì tương đương số 960. Vậy thì nốt kế tiếp sẽ mang số 960, tức nằm ngay “thời gian” 960. Nốt kế tiếp là nốt gì? Điều này thì tùy vào nốt thứ 3.

Đặc điểm của MBT là so sánh 2 dãy số MBT kế nhau mới biết nốt nhạc là đen hay móc 1, móc 2… Nhìn vào dãy số của nốt nhạc đó, ta sẽ chưa biết là loại nốt gì (đen hay móc…), phải xem dãy số thứ hai mới biết nốt trước. Vì vậy, một số bạn sẽ lúng túng khi nhìn dãy số MBT. Tuy nhiên, nếu biết rành rẽ thì các bạn tha hồ mà làm intro, làm style “như ý”.

Nhạc mới bây giờ, ra nhiều quá, nhớ không nỗi, chỉ cần chọn điệu na ná, rồi chép intro vô (track Phrase 1, 2) chả cần đổi Chord gì cả cũng có cái xài đỡ! Mấy thằng ca nó nghe Intro giống giống thì nó…OK! Ca hát om sòm, nó còn bo tiền ào ào…

Làm style trên organ

Làm style trên organ

Nhìn hình trên là có hai khuông, mỗi khuông có 4 beat. Ngay Beat đều là dãy số 0000 (trên hình có 3 số, nhưng trong cây organ sẽ là 4 số. Thây kệ nó!

Các bạn lưu ý, khuông đầu tiên của bài nhạc có thể không đủ 4 beat. Cũng chả sao!!!

Làm style trên organ

Làm style trên organ

Bây giờ lấy một ví dụ, chép intro của bài Anh vẫn hành quân

Làm style trên organ

Làm style trên organ

Bài này “key” là 2/4. Có 6 khuông (measure). Mỗi khuông có 2 Beat, tức hai nốt đen.

— Khuông 1 : Ta thấy beat (phách, nhịp chân) đầu tiên là 3 nốt nhạc đàn một lượt (là accord đấy). 3 nốt đó là Sí đen chấm, Ré đen chấm, Sól đen chấm. Sau khi “nhập” 3 nốt nầy vào cây organ (Step Recording), ta sẽ thấy 3 dãy số

1:1:0000 B

1:1:0000 D

1:1:0000 G

Chúng ta biết, nốt đen chấm có độ kéo dài bằng một nốt đen + nốt móc 1. Như vậy, 3 nốt đầu tiên sẽ có số “clock” là 1920 + 960. Nốt nào kéo dài hơn nột đen thì cây or sẽ đổi số Beat, chứ không có ghi số cao hơn 1920. Vậy thì 3 nốt thứ hai (sol, sí, mí) sẽ nằm ngay vị trí 1:2:960. Tức khuông thứ nhất, Beat thứ hai, số clock (còn gọi là Tick) là 960.

Thực tế, khi đã nhập 3 nốt trên, nhìn vào màn hình bên dưới cây organ, chúng ta sẽ thấy nó hiện ra dãy số “y chang” là 1:2:960. Haha, xui rủi bàn tay ta “táy máy” làm sao đó mà dãy số hiện ra không đúng thì ta dùng 8 nút lên xuống bên dưới màn hình mà chỉnh sao cho ra dãy số 1:2:960, rồi mới nhập 3 nốt thứ 2. Nhớ lưu ý nhé, nhiều khi ta nhập nốt búa xua mà không chịu nhìn dãy số kết quả, lúc Start/Stop nghe lại thử thì…trớt quớt!

Tóm lại, bí quyết của sự “chép” nốt vào cây organ là hãy nhìn vào dãy số trước, coi có đúng “vị trí” chưa, nếu đúng thì mới chép nốt vào.

Nói như vậy thì trước khi chép 3 nốt đầu tiên, ta phải coi có phải màn hình bên dưới hiện ra dãy số là 1:1:0000???

Và trước khi chép 3 nốt thứ hai, phải coi có phải dãy số đang là 1:2:960???

——————————————–

3 nốt thứ hai là sol móc đơn, sí móc đơn, mí móc đơn. Ta chép 3 nốt nầy vào cây organ, và trên màn hình cây organ sẽ ghi là:

1:2:0960 G (gì gì đó, tùy ta bấm phím G ở đâu)

1:2:0960 B

1:2:0960 E

Sau khi chép 3 nốt nầy vào cây organ thì dãy số MBT phía dưới sẽ hiện ra là 2:1:0000, cũng tức là ta đã chép 3 nốt thứ “đúng”.

Ta chép tiếp 3 nốt thứ ba, là Mi đen, Sol đen, Đố đen. Chép xong trên cây organ sẽ hiện ra ba nốt:

2:1:0000 E

2:1:0000 G

2:1:0000 C

và dãy số MBT bên dưới sẽ hiện ra là  2:2:0000, cũng tức là ta đã chép đúng.

Bây giờ, ta xem khuông ba và khuông bốn, chỉ có 3 nốt trắng, đàn một lượt kéo dài (tức tay bấm or không buông ra).

Trước khi chép, ta xem coi MBT có phải là 3:1:0000??? nếu đúng thì chép 3 nốt vô. Chép “đúng” thì dãy số bên dưới sẽ hiện ra là  5:1:0000!!! Haha…nếu không phải vậy thì ta sửa lại cho “y như vậy” rồi mới chép tiếp.

Các bạn chịu khó quầng như “trâu quầng mạ”. Làm riết rồi quen. Nhạc mới ra, làm Intro “dỏm dòm” mau lẹ, có cái xài liền.

——————————————–

Thêm một ví dụ nữa, để cho các bạn hiểu biết nhiều về MBT.

Làm style trên organ

Làm style trên organ

Có 3 khuông. Mỗi khuông có 4 beat.

KHUÔNG MỘT

Trước khi chép nốt, xem MBT, phải là 1:1:0000 (tức khuông một, nhịp đầu tiên, vị trí mở đầu)

— Chép nốt Mí móc đơn vô (xem lại bài 6)

— MBT bây giờ sẽ là 1:1:0960

— Chép nốt Mí móc đơn thứ hai vô

— MBT bây giờ sẽ là 1:2:0000

— Chép nốt Mí móc đơn thứ ba vô, MBT sẽ là 1:2:0960

— Chép nốt Sí móc đơn thứ tư vô, MBT sẽ là 1:3:0000 (Vị trí nầy là cho nốt tiếp theo)

— Chép nốt Ré móc đơn thứ năm vô, MBT sẽ hiện ra là 1:3:0960

Chép nốt Sí móc đơn thứ 6 vô, MBT sẽ hiện ra là 1:4:0000

— Lưu ý vì có dấu lặng móc 1, nên ta phải chỉnh MBT là 1:4:0960 (tức sửa 4 số 0 thành số 0960) rồi mới chép nốt Sol móc đơn vô. MBT bây giờ sẽ là 2:1:0000.

KHUÔNG HAI

— Chép nốt Mi đen chấm vô, MBT sẽ là 2:2:0960

— Chép nốt Sol móc kép vô. Vì móc kép có “clock” là 480, lấy 960 + 480 = 1440, tức MBT sẽ hiện ra là 2:2:1440

— Chéo nốt Sí móc kép vô, MBT sẽ hiện ra là 2:3:0000

— Chép nốt La đen chấm vô, MBT sẽ là 2:4:0960

— Chép nốt Sí móc đơn vô, MBT sẽ là 3:1:0000

——————————————–

Chép xong, cho Start/Stop mà nghe lại. Ta đàn còn cà trật cà vuột, chứ máy đàn thì OK! Chính xác 100%.

CHÚ Ý, CÁC NỐT NẰM NGAY PHÁCH (BEAT,NHỊP) LUÔN LUÔN LÀ 0000.

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB: www.hocdan.org

Email: info@giasutainangtre.vn

Phụ huynh chọn giáo viên guitar phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su

Từ khóa tìm kiếm: dạy guitar tại nhàhọc guitar tại nhàgia sư guitargia sư tại nhàgiáo viên dạy kèm tại nhàdạy kèmhọc kèm tại nhà

Bài viết liên quan

Có nên học đàn Piano trên đàn Organ?
Có nên cho bé học đàn Piano trên Organ không ? Cách học này có ổn không và có trở…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 5
BIÊN TẬP (CHỈNH SỬA) QUANTIZE (LƯỢNG TỬ HÓA) VÀ XÓA PART QUANTIZE (có sách dịch là Lượng tử hóa) Chức…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 4
Sau khi cài đặt Section (Main, hay Intro, v.v…), section giống như “tựa đề”, ta tiến vào “thân bài”, tức…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 3
Chọn cách thức sản xuất ra style và tiếp tục làm theo chỉ dẫn dưới đây. CÀI ĐẶT CHUNG BEAT…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 2
THAO TÁC CƠ BẢN 1/ Nhấn một trong số nút “thư mục style ” (Style category) Ở đây ta thường…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 1
Cây organ PSR550 cũ cũng làm Style được, nhưng hạn chế số khuông (measure). Còn cây PRS-S550 (có usb) thì…