Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Luyện giọng bài 4

BÀI IV

TƯ THẾ ĐỨNG NGỒI TRONG CA HÁT

Tư thế đứng để hát là tốt nhất, nhưng đứng lâu mau mệt, nên torng các buổi tập dượt có thể ngồi để hát, chỉ đứng khi cần hát thử một số đoạn hoặc cả bài, sau khi đã tập kỹ.

Dù đứng hay ngồi, người ca viên cũng phải đứng ngồi cho đúng tư thế, nếu không sẽ ảnh hưởng đến cột hơi, do lồng ngực hoặc bụng bị đè nén hay bóp méo, tác động xấu đến âm thanh phát ra. Do đó, cần lưu tâm rèn luyện và uốn nắn tư thế cho phù hợp.

I. TƯ THẾ ĐỨNG

1. Thẳng lưng : (thẳng xương sống : không gù lưng, không ẹo qua trái hoặc phải, không ưỡn người ra sau).

Tạo ra một trụ đỡ, trên đó các cử động của toàn thân được phối hợp và hoạt động dễ dàng.

2. Thẳng đầu :

Đầu thẳng góc với vai, không nghiêng qua trái hay qua phải, không nâng cằm lên, không rướn cổ ra trước, không ép cằm xuống cổ. Có như vậy thì các cơ bắp ở cổ họng sẽ hoạt động dễ dàng, không bị cản trở.

3. Ngực vươn ra thoải mái giúp cho hơi thở được dễ dàng, vai không nhô lên, không thõng xuống.

4. Hai tay để xuôi hai bên hông, khi không cầm sách hát.

Nếu hai tay cầm sách thì để ngang tầm vai, để có thể vừa nhìn sách vừa nhìn thấy người điều khiển, không cao quá che mặt, che tiếng ; không thấp quá, mắt sẽ không theo dõi người điều khiển được, đồng thời đầu cúi quá ảnh hưởng đến âm thanh. Hai cánh tay sau hơi đưa ra phía trước, cách hông khoảng 45 độ. Cả hai tay đều giữ sách, nhưng tay trái là chủ yếu để tay phải có thể giở trang sách khi cần.

5. Hai bàn chân cách nhau, bàn chân trái nhích lên trước một ít, giúp cho ca viên thăng bằng, vững chắc, thoải mái và lanh lợi. Sức nặng của thân chủ yếu dồn lên hai phần trước của lòng bàn chân.

6. Toàn thân hơi nghiêng về trước, luôn thẳng về trước, kết hợp tư thế hai bàn chân, bảo đảm cho hoạt động của cơ lưng, cơ bụng được dễ dàng.

II. TƯ THẾ NGỒI

1. Thẳng lưng, thẳng đầu, ngực vươn như ở tư thế đứng, nhưng thân trên hơi nghiêng về phía trước, không dựa lưng vào ghế, cốt để cho cơ thể dễ cử động, lồng ngực, cơ lưng không bị cản trở.

2. Tay cầm sách khi ngồi, giơ cao hơn khi đứng nhiều hay ít tuỳ chỗ đứng cao hay thấp của ca trưởng. Nếu không cầm sách, tay có thể đặt nhẹ nhàng trên bàn, hoặc trên hai đùi của mình, tránh không ép cánh tay vào sườn, cũng như không tì người lên bàn.

3. Hai chân bẹt xuống sàn nhà, không bắt chéo, không dạng ra quá, làm sao khi đứng lên cách thoải mái mà không cần vịn vào cái gì khác.

Ngoài ra, ăn mặc quần áo chật quá, bó sát người, cũng làm ảnh hưởng đến hơi thở, ít nhiều cũng giống như tư thế sai vậy.

C. Còn đây là một số bí kíp để giữ được “giọng ca vàng” của các bạn

Với những người làm nghề ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên, việc giữ giọng rất quan trọng. Có nhiều loại thức ăn nước uống giúp phòng chữa các bệnh vùng hầu họng và giữ giọng rất tốt như trám trắng, dứa, sung…

Quả trám trắng

Trám trắng vỏ màu xanh lục, có thể dùng làm nhiều món ăn chữa bệnh về giọng như sau:

Cổ họng khô, mất ngủ: Dùng ngày 20-30 quả trám trắng (bỏ hột) đập dập nấu nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật ong để uống.

Viêm họng (cấp, mãn) amidan, khô cổ, mất tiếng: Dùng trám muối như chanh muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể dùng trám tươi, giã quả lấy nước uống hoặc để hãm, nấu nước uống.

Ho khản cổ: Trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống.

Chữa chứng viêm nhiệt: Trám tươi xanh 5-6 quả, củ cải 1 cân (lượng thay đổi theo số người dùng). Nấu nhừ trong vài giờ, lấy uống nước và ăn cái.

Quả sung

Quả sung vị ngọt, tính bình; công dụng bổ khí, kiện vị, nhuận phế, lợi hầu, nhuận tràng; chủ trị khí hư, hụt hơi, kém ăn, mệt mỏi, phế nhiệt, họng sưng đau, khô rát. Một số công dụng từ quả sung:

– Quả sung cắt lát nấu với nước pha đường phèn để uống, ngậm nuốt dần.

– Sung muối, dầm đường, ngậm, pha nước đường uống.

– Sung ngâm với mật ong, lấy nước sung để ngậm.

– Nấu cháo với sung ăn sáng rất tốt.

Giá làm từ đậu xanh, đậu đen, đậu nành

Rửa sạch nhai sống, ngậm nuốt nước tức thì, hoặc đến bữa cơm ăn giá nộm, giá trụng nước sôi… Giá có tác dụng làm hết khản cổ, giọng sẽ trong, khỏe.

Nước quả dứa

2 miếng dứa, 3 củ cà rốt và một nắm lá bồ công anh, rửa sạch, ép lấy nước uống. Có tác dụng điều trị tốt nhất chứng bệnh đau họng.

Nước ép tốt cho họng

1. Nước ép cam quýt

Axit ngọt mát có tác dụng bổ sung nước họng trị ho, nhuận phổi hoá đờm, tỉnh rượu lợi tiểu, thích hợp dùng cho người có cơ thể suy nhược, mất nước sau khi sốt, khát nước, khát sau khi uống rượu. Ép lấy nước hoặc sắc với mật ong dùng để điều trị ho nóng phổi là tốt nhất.

2. Nước ép cà rốt

Cá rốt có thể thanh nhiệt hoá đờm, trị ho bổ sung nước, ích vị, giúp tiêu thức ăn. Ăn sống có thể điều trị nhiệt hay khát miệng, ho nóng phổi, đờm đặc. Nếu uống cùng uống với nước ép mía, lê, củ sen thì càng tốt.

3. Nước ép nho

Nho giàu dinh dưỡng, độ chua ngọt vừa miệng, có tác dụng bổ gan thận, ích khí huyết, bổ sung nước, lợi tiểu. Ăn sống có thể bổ dương, giảm mệt mỏi. Giã lấy nước đun với mật ong đông đặc lại, pha với nước sôi để uống, điều trị nóng nhiệt miệng, miệng khát là tốt nhất. Ăn thường xuyên rất tốtđối với người suy nhược thần kinh và mệt mỏi quá sức.

4. Nước ép lựu

Axit trong thạch lựu có tác dụng giải khát, bổ sung nước. Tất cả những người thiếu nước, miệng khô cổ họng khô, khát có thể ăn để điều trị là rất tốt. Thạch lưu giã dập hoặc sắc thành canh để uống, có thể thanh nhiệt giải độc, nhuận phổi trị ho, tẩy giun, chống kiết lỵ, có thể điều trị chứng còi xương, đi ngoài nhiều ở ở trẻ nhỏ.

5.Nước ép lê

Ruột lê thơm ngọt và nhiều nước có tác dụng thành nhiệt giải độc, nhuận phổi, bổ sung lượng nuớc, trị ho hoá đờm, ăn sống, ép lấy nước, sắc hoặc làm kem để đắp có hiệu quả điều trị khá tốt với một số triệu trứng như ho nóng phổi, sởi, ho ở người già, viêm nhánh khí quản. Nếudùng cùng với mật ong, mía thì hiệu quả còn tốt hơn.

Thêm một số bí quyết để có thể giữ giọng trong mọi trường hợp:

– Nên tạo luồng thở mạnh hơn khi nói

– Khu vực cổ họng luôn ở trạng thái thư giãn (không “gân cổ” cũng như cúi quá thấp) khi nói để tránh làm căng cơ thanh quản.

– Tránh gào thét, la hét và không nên nói to trong khu vực ồn ào.

– Đừng hắng giọng nhiều quá bởi thói quen này sẽ khiến các dây thanh quản xô vào nhau, dẫn tới tổn thương. Để bỏ thói quen này, hãy nhấp một ngụm nước ước hoặc nuốt khan thay vì hắng giọng.

– Khi cần nói chuyện trước đám đông, hãy sử dụng loa.

– Cho phép họng nghỉ ngơi hoàn toàn sau khi phải làm việc cật lực.

– Uống nước (không quá lạnh hay quá nóng) liên tục khi nói bởi độ ẩm có tác dụng bảo vệ thanh quản.

Chữa khản họng cấp

– Nhai giá sống, nuốt nước, nhả bã. Nếu không ăn được giá sống thì có thể luộc lấy nước uống. Có thể tăng hiệu quả bằng cách giã 1 nắm giá sống và cho vào 200ml nước sôi, lấy nước cốt đó ngâm và nuốt từ từ (chia 200ml đó trong 10 lần).

– Hòa nước nho (100g), nước mía (2 đốt) với nước sôi uống, mỗi ngày 3 lần.

– Xoài thái miếng (2 quả) đun kỹ, uống thay nước chè.

– Hòa nước lê ép (2 quả) với nước vỏ quýt đem sắc kỹ. Uống 2 – 3 lần/ngày

Cuối cùng mình xin chúc các bạn hát hay và hay hát

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB: www.hocdan.org

Email: info@giasutainangtre.vn

Bài viết liên quan

Sự cần thiết của luyện thanh nhạc
1.     Khi hát, chúng ta khai thác các tính chất của âm thanh một cách đậm nét hơn là khi…
Bài tập luyện thanh hay
Thường thì mọi người hay hát vì cảm xúc, vui thì hát, đôi khi buồn cũng hát. Hát vì sở…
5 cách để hát tốt hơn
Chào các bạn! Tiếng hát chính là tiếng nói được khuyếch đại, được thổi phồng lên về mặt hình thức…
Luyện Rap
Cơ bản về Flow. – F L O W là gì? FLOW trong Rap được hiểu là “To rhyme continuously…
Luyện giọng bài 3
BÀI III HƠI THỞ THANH NHẠC I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HƠI THỞ TRONG THANH NHẠC 1. Sóng Âm phát xuất…
Luyện giọng Bài 2
BÀI II BỘ MÁY PHÁT ÂM Tiếng hát cũng như tiếng nói, được tạo ra do hoạt động phối hợp…