Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Phương pháp học đàn với 3JCN

Việc tự học piano, tự học organ hay bất kì nhạc cụ nào đó hiện nay là điều khá phổ biến, vì dường như âm nhạc trở thành nhu cầu thiết yếu và là môn giải trí tinh thần tốt nhất cho mọi lứa tuổi

JCN là một phương pháp ghi nhạc mới, đơn giản và hiệu quả khi so sánh với phương pháp ghi nhạc thịnh hành phương Tây. Đặc biệt 3JCN rất tiện lợi cho việc học đàn piano và keyboard (học đàn organ điện tử). Trong vòng vài phút, người học có thề tự mình đọc nhạc và đánh đàn!

Bạn không thể nào làm được điều đó với phương pháp ghi nhạc Cổ điển phương Tây, bởi vì chỉ việc học cách đọc tên các nốt nhạc thôi cũng đã tốn rất nhiều thời gian rồi. Huống hồ, bạn phải học thêm rất nhiều thứ khác nữa, ví dụ như độ ngân của nốt nhạc (duration) phụ thuộc vào màu sắc và hình dạng khác nhau của nốt nhạc, các dấu nghỉ (rests) với hình dạng khác nhau, rồi các chùm nốt liên 3, liên 5,… rối các bộ khóa Sol (treble clef), khóa Đô (bass clef),… Có quá nhiều thứ để nhớ và để học, đó là khuyết điểm của hệ thống Cổ điển Phương Tây.

Sau đây là phần huớng dẫn các bạn tự học đánh đàn piano/keyboard với bản nhạc “TWINKLE, TWINKLE, LITTLE STAR”. Bạn sẽ nhìn bản nhạc và đánh đàn được trong khoảng thời gian dưới 10 phút. Tôi đã thí nghiệm 3JCN với rất nhiều nguời, bao gồm các cháu bé chỉ mới 5 tuổi. Trước khi bắt đầu đàn, bạn phải làm một việc như sau:

1. Dán số cho các chùm nốt (7 phím trắng + 5 phím đen = a pattern) và dán tên cho tất cả các phím nhạc trên cây đàn của bạn:

Nếu các bạn nhìn kĩ vào bàn phím của đàn piano/keyboard, bạn sẽ thấy sự lặp lại của một nhóm phím gồm 7 phím trắng và 5 phím đen như bức hình duới đây (nhóm 4):

Hocpiano

Hocpiano

Các bạn cắt giấy nhỏ, viết số và ký tự trên giấy, rồi dán vào đàn piano/keyboard như bức hình ở trên. Nhóm chính giữa bàn phím phải là số 4. Phía bên phi là số 5, rồi số 6, …Phía bên trái là số 3, rồi số 2,…Tên của 7 phím trắng trong mỗi nhóm là: c, d, e, f, g, a, and b. Bạn viết tên cho tất cả các phím trên đàn piano/keyboard.

Nếu có các phím lẻ bên trái hoặc bên phải bàn phím, các bạn dán tên phím cho đúng. Như hình vẽ ở trên có phím c phía cuối bên phải. Nốt c này thuộc nhóm 7.

2. Bản nhạc: “TWINKLE, TWINKLE, LITTLE STAR”

Moderato 4/4

($)

|| 4c1 4c1 4g1 4g1 | 4a1 4a1 4g2 |

4f1 4f1 4e1 4e1 | 4d1 4d1 4c2 || (End)

||: 4g1 4g1 4f1 4f1 | 4e1 4e1 4d2 :|| ($)

Bản nhạc này được viết với 3 hàng cho dễ tập. Nhưng khi bạn thực hành, bạn phải đánh 6 hàng, bởi vì các dấu $, End, ||: và : || được thêm vào để viết bản nhạc ngắn hơn, trông đơn giản hơn. Câu thứ 3 được lập lại 2 lần, vì nó nằm ở giữa 2 dấu ||: :||

Khi bạn ở cuối hàng thứ 3, bạn gặp dấu $, bạn phải trở về đầu bản nhạc nơi có đặt dấu $.

Rồi bạn tiếp tục đánh lại câu 1, rồi câu 2. Bạn chấm dứt bản nhạc ở cuối câu 2, nơi có chữ End. (Ghi chú: các dấu này được dùng để bạn có thể viết nhạc trên computer không cần mua phần mếm ghi nhạc – music softwares)

Tóm lại thứ tự các câu nhạc của bản nhạc này là: câu 1, câu 2, câu 3, câu 3, câu 1, câu 2.

3. Thực hành: NHÌN NHẠC VÀ ĐÁNH ĐÀN

Bạn tập từng câu nhạc riêng rẻ: câu 1, rồi câu 2, rồi câu 3. Tất cả các nốt nhac trong bản nhạc này đều thuộc nhóm 4 (chính giữa piano/keyboard). Cho nên bạn chỉ đánh các phím trong nhóm 4 mà thôi.

Tập câu 1: Nốt 4c1 Bạn nhìn vào nhóm số 4, rồi đánh nốt c một lần, đánh nốt c đó thêm một lần nữa. Đánh nốt G hai lần. Đánh nốt a hai lần. Đánh nốt g một lần.

Bạn dùng chân trái nhịp theo tiếng “tíc – tắc” của đồng hồ treo tường như sau:

4c1 4c1 4g1 4g1 | 4a1 4a1 4g2 |

Tíc tắc tíc tắc tíc tắc tic tắc (kim giây đồng hồ treo tuờng)

! ! ! ! ! ! ! ! (chân trái nhịp xuống đất)

Cứ mỗi giây đồng hồ, bạn đánh một nốt. Nốt cuối cùng của câu 1 là nốt 4g2. Nốt này ngân dài 2 giây đồng hồ (kéo dài 2 nhịp chân trái).

Bạn nên thực hành nhiều lần câu này cho đến khi thành thạo.

Tập câu 2: nhiều lần cho đến khi thành thạo

4f1 4f1 4e1 4e1 | 4d1 4d1 4c2 |

Tíc tắc tíc tắc tíc tắc tíc tắc

! ! ! ! ! ! ! !

Tập câu 3: nhiều lần cho đến khi thành thạo

4g1 4g1 4f1 4f1 | 4e1 4e1 4d2 |

Tíc tắc tíc tắc tíc tắc tíc tắc

! ! ! ! ! ! ! !

Cuối cùng bạn đánh toàn bài gồm 6 câu: câu 1, câu 2, câu 3, câu 3, câu 1, câu 2.

Sau tiếng “tắc” ở cuối câu 1, bạn phải đánh nốt 4f1 ở đầu câu 2 liền. Và tiếp tục như vậy cho các câu kế tiếp, cho đến hết.

Hy vọng rằng sau khi tập xong bản nhạc này, bạn sẽ công nhận rằng phương pháp ghi nhạc 3JCN rất dễ hiểu và dễ học. Nếu bạn muốn thực hành thêm các bản nhạc khác và học lý thuyết của 3JCN, mời bạn vào trang web: www.3jcn.com

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB: www.hocdan.org

Email: info@giasutainangtre.vn

Bài viết liên quan

Có nên học đàn Piano trên đàn Organ?
Có nên cho bé học đàn Piano trên Organ không ? Cách học này có ổn không và có trở…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 5
BIÊN TẬP (CHỈNH SỬA) QUANTIZE (LƯỢNG TỬ HÓA) VÀ XÓA PART QUANTIZE (có sách dịch là Lượng tử hóa) Chức…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 4
Sau khi cài đặt Section (Main, hay Intro, v.v…), section giống như “tựa đề”, ta tiến vào “thân bài”, tức…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 3
Chọn cách thức sản xuất ra style và tiếp tục làm theo chỉ dẫn dưới đây. CÀI ĐẶT CHUNG BEAT…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 2
THAO TÁC CƠ BẢN 1/ Nhấn một trong số nút “thư mục style ” (Style category) Ở đây ta thường…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 1
Cây organ PSR550 cũ cũng làm Style được, nhưng hạn chế số khuông (measure). Còn cây PRS-S550 (có usb) thì…