Trong vòng 300 năm nay, các nhạc công và những nhà khoa học vẫn không thể lý giải được chất lượng âm thanh có một không hai của loại đàn violin do các nghệ nhân Italy như Antonio Stradivari và Giuseppe Guarneri del Gesu tạo ra.
Các nhà khoa học trên thế giới không ngừng tranh cãi về bí kíp tạo ra âm thanh tuyệt vời của những cây đàn do nghệ nhân người Italy Antonio Stradivari và Giuseppe Guarneri del Gesu làm ra.
Nghệ nhân người Italy Antonio Stradivari
Có người cho cây đàn được tạo ra từ một loại gỗ đặc biệt, người thì cho do chất keo dính. Một số nhà bác học lại cho rằng Stradivari sử dụng một loại chất khoáng đặc biệt để giết các con mọt và nhờ thế âm thanh hay hơn.
“Antonio Stradivari (1644 – 18/12/1737) là một nghệ nhân làm đàn người Ý chuyên về các nhạc cụ bộ dây như violin, cello, guitar và harp.
Stradivari được thế giới nghệ thuật coi là nghệ nhân nổi tiếng nhất trong lĩnh vực của mình.
Các nhạc cụ do ông làm ra được gọi bằng cái tên Stradivarius (tên Latin hóa của nghệ nhân) và hiện nay chúng đều được coi là những báu vật của các nghệ sĩ biểu diễn và các dàn nhạc.”
Cho đến khi, vào năm 2008, một bác sĩ Hà Lan và nhà sáng chế violin từ Arkansas cho rằng họ đã giải mã được bí ẩn sau khi so sánh 5 cây đàn cổ điển và 8 cây đàn hiện đại bằng máy chụp CT, thường dùng để khám cho bệnh nhân.
Nhờ biện pháp này họ có thể phân tích những đặc điểm thể chất của cây đàn mà không gây tổn hại tới nhạc cụ trị giá hàng triệu USD.
Kết quả cho thấy có một sự khác biệt lớn trong mật độ hạt gỗ ở những cây đàn cổ điển và hiện đại.
Do sự khác biệt trong độ dày của gỗ ảnh hưởng tới độ rung và chất lượng âm thanh, nên phát hiện này có thể lý giải sự vượt trội của đàn violin Stradivarius.
Đến năm 2012, các nhà nghiên cứu Đức và Pháp vừa công bố phát hiện mới về lớp verni của câu đàn vĩ cầm huyền thoại Stradivarius, theo đó âm thanh hoàn hảo có được không phát ra từ lớp véc-ni sáng bóng này.
Năm 1988, một nhóm nghiên cứu phân tích mẫu verni từ một cây cello sản xuất năm 1711, phát hiện một lớp verni cực mỏng có thành phần hóa học giống loại tro núi lửa dùng để sản xuất xi măng ở Bắc Italy. Có lẽ Stradivari đã trộn tro này với lòng trắng trứng gà và nước để tạo nên thùng đàn có âm thanh huyền diệu.
Tuy nhiên, sau nhiều năm dày công nghiên cứu và tìm hiểu những lớp véc-ni của cây đàn Stradivarius, các nhà khoa học Pháp và Đức vừa công bố tìm ra được sự thật về lớp véc-ni bóng và thật thú vị, âm thanh réo rắt của cây đàn có được không phải từ lớp verni.
Cây vĩ cầm Stradivarius là loại nhạc cụ đắt nhất thế giới
Nghệ nhân bậc thầy tạo ra cây đàn vĩ cầm lừng danh đã sử dụng hai vật liệu vô cùng bình thường và phổ biến ở thế kỷ 18 trong quá trình tạo ra cây vĩ cầm: dầu và nhựa thông.
Âm thanh tuyệt diệu cùng hàng trăm câu hỏi xoay quanh bí quyết tạo âm tuyệt vời đó của các nghệ nhân Italy như Antonio Stradivari và Giuseppe Guarneri del Gesu khiến cho cây vĩ cầm Stradivarius trở thành huyền thoại hàng trăm năm qua.
Điều này lý giải tại sao, cây vĩ cầm Stradivarius là loại nhạc cụ đắt nhất thế giới. Nó được bán với giá 15,9 triệu USD năm 2011.
TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANO, ORGAN, GUITAR, VIOLIN, TRỐNG, LUYỆN THANH TẠI NHÀ
CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217
WEB: www.hocdan.org
Email: info@giasutainangtre.vn