Đàn phím điện tử là gì?
Với sự phát triển của công nghệ âm thanh điện tử thế kỷ 20, các chuyên gia âm thanh-âm nhạc điện tử và các hãng nhạc cụ đã áp dụng và phát triển kỹ thuật điện tử để tạo nên rất nhiều mẫu đàn phím điện tử như hiện nay. Dù có thiết kế không giống nhau xong cơ chế tạo ra âm thanh của các loại đàn phím điện tử chính là sự khuyếch đại các làn sóng âm thanh theo hệ thống điện tử đã bảo đảm được cường độ âm lượng to lớn cần thiết cùng với khả năng tạo ra những âm sắc đặc biệt độc đáo đồng thời mô phỏng được rất nhiều loại nhạc cụ khác nhau từ nhạc cụ hiện đại đến nhạc cụ truyền thống và các bộ gõ.
Về nguồn gốc sự xuất hiện của các loại nhạc cụ điện tử nói chung đã từng làm xôn xao dư luận âm nhạc trên thế giới với nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Trong số đó, nhạc khí điện tử của Martenot sáng chế năm 1928 đã trở thành loại phổ biến nhất được sản xuất hàng loạt và có ứng dụng thể nghiệm trong cả tác phẩm giao hưởng.
Trong những năm 30 của thế kỷ XX khi trào lưu biểu diễn nhạc cụ điện tử thịnh hành thì các loại đàn phím điện tử như đàn Piano điện, đàn Keyboard điện tử chính là nhạc cụ đặc biệt được chú ý. Từ những năm 50 – 60, khi trào lưu nhạc Rock ra đời lan rộng khắp hành tinh thì nhạc cụ tiêu biểu của nó chính là organ điện tử cùng với các nhạc cụ điện tử ngày nay, với những tính năng kỳ diệu của mình, đàn phím điện tử đã trở thành loại nhạc cụ quen thuộc trên khắp hành tinh.
Dan-piano-motif-xf7-wh
Đàn Yamaha MOTIF XF7 WH ( Synthesizers Keyboard)
Có mấy loại đàn phím điện tử?
- – Đàn Piano điện (Digital Piano)
- – Đàn Arranger Keyboard (dùng học tập và trong gia đình)
- – Đàn SYNTHESIZER KEYBOARD (dùng biểu diễn chuyên nghiệp)
- – Đàn CONTROLLER KEYBOARD
- – Đàn Organ (dùng trong nhà thờ)
Số phím của các loại đàn phím điện tử?
- – Đàn Piano điện: 88 phím chuẩn. Phím có độ nặng và nhạy như đàn acoustic piano diễn tả các sắc thái âm nhạc.
- – Đàn Arranger Keyboard: 49, 61 hoặc 76 phím chuẩn
- – Đàn SYNTHESIZER KEYBOARD: 49, 61, 76 hoặc 88 phím chuẩn. Có loại phím nhẹ và loại phím nặng, nhưng đều có độ cảm ứng cao để có thể diễn tả sắc thái âm nhạc
- – Đàn CONTROLLER KEYBOARD: 49, 61, 76 hoặc 88 phím chuẩn.
- – Đàn Organ: Thường bao gồm nhiều bàn phím cho hai tay và một bàn phím chân.
Âm thanh của các loại đàn phím điện tử?
- – Đàn Piano điện: Các loại tiếng Piano khác nhau và nhiều âm thanh nhạc cụ khác.
- – Đàn Arranger Keyboard: Nhiều loại âm thanh khác nhau.
- – Đàn SYNTHESIZER KEYBOARD: Nhiều loại âm thanh khác nhau. Tùy mục đích sử dụng mà mỗi model có nhiều chức năng khác nhau
- – Đàn CONTROLLER KEYBOARD: thường không có âm thanh
- – Đàn Organ: Nhiều loại âm thanh khác nhau. Tùy mục đích sử dụng mà mỗi model có nhiều chức năng khác nhau
Dan-Clavionva-Yamaha-CVP
Đàn Clavionva Yamaha CVP 605PE – Màu đen bóng
Chức năng của các loại đàn phím điện tử?
- – Đàn Piano điện: Một số chức năng hỗ trợ học tập và vui chơi giải trí.
- – Đàn Arranger Keyboard: (One man band); Có loa và amplifier Một số chức năng hỗ trợ biểu diễn giải trí khác.
- – Đàn SYNTHESIZER KEYBOARD: Thường là “đầu câm” không có loa và amplifier
- – Đàn CONTROLLER KEYBOARD: Những chức năng kết nối với máy tính để điều khiển những phần mềm âm nhạc (Cakewalk, Cubase, Protools…)
- – Đàn Organ: Thường có loa và amplifier
Mục đích sử dụng của từng loại đàn phím điện tử:
- – Đàn Piano điện: Học tập các kỹ năng căn bản để sử dụng được tất cả các loại đàn phím điện tử, kể cả acoustic piano. Biểu diễn sân khấu nhạc nhẹ. Vui chơi giải trí trong gia đình.
- – Đàn Arranger Keyboard: Vui chơi giải trí trong gia đình. Sinh hoạt văn nghệ trong các nhóm nhỏ.
- – Đàn SYNTHESIZER KEYBOARD: Biểu diễn với ban nhạc trên sân khấu, phòng thu âm. Sản xuất âm nhạc tại các home studio của mỗi nhạc sĩ, nhạc công
- – Đàn CONTROLLER KEYBOARD: Dùng trong các phòng thu. Dùng với các phần mềm soạn nhạc.
- – Đàn Organ: Thông dụng nhất là dùng trong các nhà thờ. Tập luyện và biểu diễn tại gia đình.
Dan-Organ-Yamaha-Psr-S650
Đàn Organ Yamaha Psr S650
Ưu điểm của từng loại đàn phím điện tử?
- – Đàn Piano điện: Gọn nhẹ khi di chuyển. Không ồn ào khi tập luyện. Những chức năng hỗ trợ học tập. Dễ dàng khi khuếch đại qua hệ thống âm thanh khi biểu diễn sân khấu.
- – Đàn Arranger Keyboard: Gọn nhẹ trong việc di chuyển. Dễ sử dụng: những người đã có căn bản kỹ năng ngón piano chỉ cần tìm hiểu cách sử dụng các chức năng điện tử là có thể chơi ngay được.
- – Đàn CONTROLLER KEYBOARD: Giá rẻ hơn Synthesizer vì không bao gồm hộp tiếng. Có thể dùng các âm thanh cao cấp của các phần mềm. Có thể thay đổi các hộp tiếng khác nhau
- – Đàn SYNTHESIZER KEYBOARD: Tạo nền hòa âm đầy đặn cho ban nhạc. Độ trung thực cao của âm thanh mô phỏng các nhạc cụ khác. Thay đổi những âm thanh mới lạ theo ý người nghệ sĩ
- – Đàn Organ: Phù hợp với những loại nhạc nhà thờ (trang nghiêm, hoành tráng và thăng hoa)
TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANO, ORGAN, GUITAR, VIOLIN, TRỐNG, LUYỆN THANH TẠI NHÀ
CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217
WEB: www.hocdan.org
Email: info@giasutainangtre.vn