Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Cần chú ý tư thế tay và tư thế ngồi của trẻ khi học Piano

Tư thế ngồi đúng cách và tư thế tay chuẩn được xem là những nhân tố cần thiết để quá trình học piano của bé hiệu quả. Song, nhiều bé lại không xác định được sự quan trọng của điều này.

Bên cạnh đó, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc mua đàn, tài liệu học đàn mà không để ý đến tư thế ngồi và tư thế tay của bé đã đúng cách hay chưa. Nội dung sau sẽ giúp bạn xác định được tầm quan trọng của vấn đề này.

1.Ngồi thẳng lưng khi chơi piano

Ngồi thẳng lưng khi chơi đàn piano là việc mà phụ huynh và thầy cô nên lưu ý cho bé. Điều này sẽ giúp bé không bị mỏi, không bị gù lưng khi chơi đàn. Quan trọng hơn, ngồi đúng cách sẽ đảm bảo được sự linh hoạt và không gian cần có khi chơi piano. Giúp bé thật sự thoải mái hoà mình theo tiếng đàn.

Nếu tư thế ngồi không được điều chỉnh kịp lúc có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho bé về sau này. Do đó, bạn nên tập cho bé thói quen ngồi thẳng lưng mỗi khi ngồi vào đàn.

Tư thế ngồi

Tư thế ngồi

2.Tư thế tay thoải mái

Trong quá trình học đàn piano thì tư thế tay thoải mái và đúng cách luôn là điều vô cùng quan trọng. Tư thế tay đúng hỗ trợ bé sự linh hoạt của các ngón tay trên phím đàn cũng như sự tự tin và dòng cảm xúc của bé dễ dàng men theo bài hát. Sự hòa  hợp này trong việc học đàn Piano giúp bé có nhiều năng lượng và sáng tạo trong quá trình học.

Vậy tư thế tay như thế nào là đúng cách? Trong quá trình chơi đàn, bé nên giữ cổ tay và bàn phím ngang bằng nhau. Việc để cao hay thấp hơn đều không tốt, chỉ khiến cho tay trẻ dễ bị mỏi và không được tập trung khi đánh đàn.

Ngón tay và bàn tay nên để tư thế hơi cong. Theo kinh nghiệm của những người chơi piano lâu năm cho thấy, tư thế này sẽ giúp bé có thể làm chủ được tốc độ khi chơi đàn, tình trạng chuột rút cũng ít xảy ra hơn.

Tư thế tay

Tư thế tay

Tư thế tay không đúng khi chơi đàn có thể dẫn đến bệnh viêm cơ tay ở trẻ, việc học piano cũng không được hiệu quả như mong đợi. Trong quá trình chơi đàn bé sẽ thường bị chuột rút, khi lướt phím thường xuyên bị lỗi. Chính vì thế, thầy cô giáo và quý phụ huynh nên đặc biệt lưu ý đến tư thế tay của bé, và có sự điều chỉnh kịp thời để trẻ có thể hình thành thói quen tốt mỗi khi chơi đàn.

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB: www.hocdan.org

Email: info@giasutainangtre.vn

Bài viết liên quan

Có nên học đàn Piano trên đàn Organ?
Có nên cho bé học đàn Piano trên Organ không ? Cách học này có ổn không và có trở…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 5
BIÊN TẬP (CHỈNH SỬA) QUANTIZE (LƯỢNG TỬ HÓA) VÀ XÓA PART QUANTIZE (có sách dịch là Lượng tử hóa) Chức…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 4
Sau khi cài đặt Section (Main, hay Intro, v.v…), section giống như “tựa đề”, ta tiến vào “thân bài”, tức…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 3
Chọn cách thức sản xuất ra style và tiếp tục làm theo chỉ dẫn dưới đây. CÀI ĐẶT CHUNG BEAT…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 2
THAO TÁC CƠ BẢN 1/ Nhấn một trong số nút “thư mục style ” (Style category) Ở đây ta thường…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 1
Cây organ PSR550 cũ cũng làm Style được, nhưng hạn chế số khuông (measure). Còn cây PRS-S550 (có usb) thì…