Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về cấu tạo đàn violin cơ bản nhất
– Anh: Violin
– Pháp: Violon
– Đức: Violine hoặc Geige
– Ý: Violino
– Tây Ban Nha: Violín
– Ở Việt Nam thường gọi là Vi-ô-lông hoặc đàn Vĩ cầm
– Đàn violin được lắp ghép từ 70 bộ phận với nhau, và đòi hỏi sự khéo léo tuyệt vời mà hầu như không ai vượt qua được. Hiện nay chúng ta có những nghệ nhân tuyệt vời Antonio Stradivari (1644-1737), Guiseppe Guarneri (1666-1710), Nicolo Amati (1596 -1684) và gia đình của họ tại Cremona, Ý.
– Cấu tạo cây đàn violin đã trải qua một số lần thay đổi. Khi quy mô nhà hát bắt đầu mở rộng vào giữa thế kỉ 19, những nhạc cụ dây được yêu cầu phải phát ra âm thanh mạnh mẽ hơn, vì thế độ căng của dây được nâng lên bằng cách ngả bàn phím xuống. Dây ruột mèo được sử dụng cho đến năm 1700 khi dây sol thường được cuốn dây kim loại để tạo nên âm sắc sáng hơn. Đến nay dây thép đã trở nên phổ biến.
Hộp đàn violon hầu như được làm toàn bộ bằng gỗ. Mặt trước làm bằng gỗ vân sam còn mặt sau, hai bên và cổ làm bằng gỗ thông.
Nhìn từ phía trước, thân đàn violon có thể chia làm ba bộ phận: phần trên và phần dưới nở rộng, phần giữa hẹp giới hạn bởi hai chữ C quay lưng vào nhau. Hai khe hình chữ S và tấm nâng nằm ở gần như chính giữa thân đàn.
Phía trên thân đàn là cổ đàn, tiếp đến là hộp chốt và cuộn xoắn ốc. Cổ đàn, hộp chốt và cuộn xoắn thường được tạc từ một mảnh gỗ nguyên. Gắn liền với cổ đàn và kéo dài xuống đến phần giữa của thân đàn là bàn phím. Bàn phím là một thanh gỗ, thường là gỗ thông, được đẽo cong về hai bên và được dán lên cổ đàn. Nơi tiếp nối giữa bàn phím và hộp chốt có một mảnh gỗ nhô lên đỡ lấy dây đàn gọi là mấu. Hộp chốt có bốn chốt lên dây. Cuộn xoắn ốc là một bộ phận truyền thống của các nhạc cụ dây. Người ta thường dùng gỗ mun để làm các chốt lên dây, bàn phím và mấu, ngoài ra có thể dùng các loại gỗ khác có màu tối như hoàng dương hoặc hồng mộc.
Chốt mắc dây gắn ở phần dưới thân đàn. Chốt mắc dây theo truyền thống được làm bằng gỗ mun hoặc các loại gỗ khác có màu tối, nhưng ngày nay có thể làm bằng nhựa hoặc các vật liệu tổng hợp. Chốt mắc dây vừa dùng để gắn dây với thân đàn, vừa có thể dùng để lên dây với biên độ hẹp và độ chính xác cao.
Ngựa đàn là một mảnh gỗ hoặc nhựa nâng dây đàn lên khỏi mặt đàn và truyền dao động của dây đến cột trụ và thanh dọc bên trong. Ngựa đàn không bị gắn chặt vào thân đàn mà được các dây đàn giữ ở đúng vị trí. Các khe hình chữ S ở hai bên ngựa đàn, làm nhiệm vụ cho không khí đi vào và đi ra khỏi hộp đàn, tạo nên âm thanh. Ngoài ra các khe hình chữ S còn cho phép tiếp cận với những phần bên trong hộp đàn nếu cần sửa chữa.
Dây đàn violon trước kia được làm từ ruột ngựa (hoặc trâu, bò, cừu). Ngày nay dây đàn có thể làm bằng ruột động vật, thép hoặc các vật liệu tổng hợp và được bọc ngoài bởi dây kim loại. Dây mi thường không được bọc ngoài và làm bằng thép trần hoặc được mạ vàng.
Bên trong đàn violon có hai bộ phận quan trọng: que chống và thanh dọc. Que chống bị kẹp giữa mặt trước và mặt sau của đàn, còn thanh dọc thì được dán lên phía trong của mặt trước, song song với dây đàn. Ngoài chức năng tăng cường sức chịu lực của mặt đàn, hai bộ phận trên còn có tác dụng truyền dao động của dây xuống hộp đàn.
Cấu tạo chính của vĩ bao gồm stick, hair and tension screw. Stick là thành dài tùy theo cỡ đàn mà vĩ kéo của bạn có độ dài khác nhau 2/4, 3/4 hay 4/4. Với trẻ em thường dùng cỡ nhỏ 1/4, 2/4 còn người lớn thường chơi cỡ 3/4 hoặc 4/4.Được làm bằng gỗ nhẹ và một số làm bằng chất dẻo cứng. Hair là phần lông vĩ, trước đây bộ phận này thường được làm bằng lông đuôi ngựa, nhưng phần lớn lông vĩ ngày nay thường được làm bằng chất liệu ni nông, hóa học có tình đàn hồi và khả năng sử dụng cao hơn. Tension screw là bộ phận khỗng tĩnh với cấu tạo xoáy để giúp bạn điều chỉnh độ căng trùng của dây vĩ (thường thì không nên để hair quá căng dễ làm đứt hoặc nhờn tension screw.
Bước đầu cầm vĩ, bạn nên dùng tay trái đỡ tip và tay phải đặt các ngón lên Frog. Trước tiên đặt ngón giữa vào khe trũng ở trên stick gần tension screw (gần với chỗ bọc da) và đặt ngón cái đồi diện với ngón tay giữa của bạn. Rồi đặt lần lượt các ngón trỏ và ngón áp út lên thanh stick. Ngón út không nhất thiết phải đặt lên vĩ, bạn có thể để ở tư thế thoải mái trên phần cuối cùng của stick. Trong cách cầm vĩ thì hai ngón cái và giữa đóng vai trò quan trọng. Lưu ý khi đã đặt đúng vị trí các ngón, bạn nên đổ tay về phía đầu của vĩ kéo. Vì đặc trưng của violon là tay vĩ đổ về phía trái.
Theo truyền thống, vĩ được làm từ pernambuco (chất lượng cao) hoặc gỗ vang (chất lượng thấp hơn). Cả hai loại gỗ đều lấy từ cây Caesalpina echinata; pernambuco là phần gỗ ở lõi của cây và màu tự nhiên đậm hơn. Pernambuco bền và nặng, có tính đàn hồi cao và truyền âm tốt, khiến nó trở thành loại gỗ lí tưởng để chế tạo vĩ. Dây vĩ làm từ lông đuôi ngựa, nhưng cũng có lúc lông nhân tạo được dùng để thay thế. Ngày nay, người ta còn dùng thủy tinh hữu cơ và sợi carbon để làm vĩ. Dây vĩ được phủ cô-lô-phan định kì để làm tăng độ ma sát với dây đàn. Vĩ cần phải được thay dây định kì, chủ yếu là do dây vĩ rất dễ bị mỏng đi do cọ xát trong quá trình chơi đàn. Dây vĩ bị chùng cũng cần được để ý. Dây vĩ được kéo căng nhờ một con ốc gắn ở quai (bộ phận mà người chơi giữ lấy khi đang chơi đàn). Vĩ dành cho violon dài khoảng 74,5 cm và rộng 3cm.
TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANO, ORGAN, GUITAR, VIOLIN, TRỐNG, LUYỆN THANH TẠI NHÀ
CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217
WEB: www.hocdan.org
Email: info@giasutainangtre.vn