Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Hướng dẫn chơi đàn Piano giỏi

PHẦN 1: ĐÀN PIANO VÀ CÁCH CÀI ĐẶT

1. Mua đàn riêng cho mình. Hầu hết các giáo viên đều khuyên bạn nên mua một cây đàn piano thực hành ở nhà. Piano có nhiều phong cách, kích thước, và chi phí khác nhau tuy nhiên một cây đàn piano vừa phải là tốt nhất, vì nó chiếm không gian ít hơn những cây đàn lớn và có âm thanh tốt hơn nhiều so với những cây đàn nhỏ. Quá trình di chuyển một cây đàn piano từ nơi này đến nơi khác sẽ không dễ gì vì có thể đàn sẽ bị ảnh hưởng nên hãy chắc chắn rằng dịch vụ giao hàng đủ chuyên nghiệp để giúp bạn chuyển nhạc cụ của bạn. Nếu bạn không có nhiều tiền thì có thể mua những cây đàn đã qua sử dụng, nhưng hãy tìm đến những cửa hàng âm thanh để điều chỉnh lại âm thanh cho cây đàn hoặc kiểm tra nếu có hư hỏng gì.

2. Sắm sửa phụ kiện. Hãy tìm mua loại ghế dành riêng cho việc ngồi đánh đàn piano, nhiều cửa hàng sẽ tặng kèm loại ghế này khi bạn mua đàn, nhưng nếu không có thì bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đàn hoặc các nhạc cụ âm thanh. Tuy nhiên, hãy điều chỉnh độ cao của ghế để bạn cảm thấy thoái mái khi bạn chơi đàn.

  • Bạn có thể hỏi cửa hàng về một số sách nhạc cơ bản để tập luyện hàng ngày. Nếu họ không biết thì bạn có thể những người am hiểu về loại nhạc cụ này hoặc những người đã từng học qua.
  • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giữ nhịp điệu thì có thể mua môt máy đập nhịp đặt trên đàn piano.

3. Tư thế ngồi thích hợp. Đặt sách hướng dẫn phía trên gần ngưỡng phím đàn. Ngồi ở độ cao vừa phải sao cho bàn tay thẳng với mặt sàn, cổ tay không bị cong lên hoặc cong xuống, đồng thời vai luôn được thả lỏng, không di chuyển nhiều.

  • Chân chạm đất thoải mái, không phải nhón chân cũng không phải hạ đùi thấp quá. Giữ lưng thẳng, không cúi về phía trước hoặc ngả về phía sau.
  • Nếu ghế của bạn không thể điều chỉnh được thì có thể kê thêm vật gì đó để giữ được độ cao thích hợp.

4. Kiểm tra vị trí tay. Bạn cần phải ngồi chính giữa đàn, mười ngón tay đặt trên các phím trắng, tay thả lỏng, không gồng cứng và không nâng các ngón tay quá cao. Điều này sẽ làm giảm tốc độ và tạo sự căng thẳng nơi tay bạn. Bàn tay hơi khum tròn, tiếp xúc với phím đàn bằng đầu ngón tay trừ ngón cái sẽ tiếp xúc bằng cạnh khóe.

  • Ngón cái bàn tay phải đặt nơi phím Đô, các ngón tiếp theo lần lượt là Rê, Mi, Fa, Sol, La. Tay trái cũng như vậy nhưng thứ tự các ngón ngược lại, tức là ngón út là phím Đô.
  • Học nhận biết thứ tự phím đàn, các nốt nhạc là những thứ cơ bản bạn cần phải học để có thẻ sử dụng bất kỳ lại nhạc cụ nào.

huong-dan-choi-piano-gioi

PHẦN 2: NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN

1. Bàn phím. Đàn piano có các phím lặp lặp lại các nốt nhạc từ trái qua phải theo 1 quãng tám, từ âm thanh trầm thấp đến âm thanh cao. Có 12 nốt nhạc trên phím đàn piano: 7 nốt trắng là Đô, Rê, Mi , Fa, Sol, La, Si và 5 nốt đen là Đô thăng, Rê thăng, Fa thăng, La giáng, Si giáng. Khi bạn đánh các phím đàn trắng từ Đô đến Si và ngược lại, bạn sẽ nghe thấy thang âm Đô trưởng, còn nếu bạn đánh các phím đen từ Đô thăng đến Si giáng sẽ nghe được âm giai ngũ cung.

2. Chơi thử vài nốt nhạc. Bắt đầu với phím Đô ở giữa, nhấn nhẹ bạn sẽ nghe thấy âm thanh rất nhẹ nhàng và trong, nhấn mạnh bạn sẽ nghe thấy âm thanh mạnh mẽ hơn và dày hơn. Hãy dành chút thời gian để thử phím đàn, lắng nghe âm thanh của nó khi bạn ấn nhẹ hoặc ấn mạnh phím đàn thì như thế nào, hoặc khi bạn chơi nhanh và chơi chậm cho đến khi quen với nxhưng âm thành này. Không di chuyển tay, tập đánh hết 10 ngón tay trên từng phím một, bắt đầu với phím trắng và sau đó là phím đen.

3. Luyện ngón. Bạn dễ dàng tim thấy các bài tập luyện ngón dành cho đàn piano trên các trang mạng hoặc sách,… Hãy dành thời gian để tập luyện mỗi ngày và tập luyện thật nhiều, bạn sẽ quen dần với phím đàn và tay bạn sẽ cử động dễ dàng hơn qua mỗi bài tập. Bắt đầu với những bài tập dễ, sau đó nâng cao dần lên những bài khó hơn, yêu cầu bạn phải giãn tay ra nhiều hơn. Đây cũng là một kỹ năng đánh đàn piano bởi vì các bài nhạc piano yêu cầu bạn phải đánh các quãng rất rộng mà không phải di chuyển tay nhiều.

4. Sự hòa âm. Mặc dù không phải mất rất nhiều thời gian để bạn có thể mở ổ khóa tiềm năng chơi đàn của bạn, điều bạn cần ở đây là bạn phải cảm âm được.

  • Những nốt nhạc liền nhau không bao giờ hài hòa, nhưng như vậy không có nghĩa là không thể viết nhạc với những nốt nhạc liền kề, chỉ cần âm thanh có thể hòa hợp với nhau và với tổng thể bài nhạc là được. Sự hòa âm được tạo ra bằng cách chơi các nốt nhạc không liền nhau.
  • Các khoảng cách giữa các nốt nhạc được gọi là “quãng”. Các quãng được sử dụng nhiều nhất trong âm nhạc là các quãng 5, 4 và 3. Bạn cần phải tìm hiểu kỹ về nhạc lý căn bản để học đàn tốt hơn và dễ hơn, hãy tìm mua sách nhạc lý hoặc có thể hỏi những người bạn của bạn đã từng học đàn.

huong-dan-choi-piano-gioi2

PHẦN 3: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

1. Học đọc bản nhạc. Có thể sẽ hơi khó khăn lúc mới bắt đầu về ngôn ngữ cũng ký hiệu trong âm nhạc, tuy nhiên nếu bạn có thầy hướng dẫn hoặc sách hướng dẫn tốt thì sẽ dễ hơn rất nhiều. Trong thực tế, rất nhiều chỉ học những điều căn bản này chỉ trong vài tuần. Nếu bạn có khả năng đọc bản nhạc thì sẽ có nhiều lợi thế khi tập nhạc.

  • Nốt nhạc được biểu diễn bằng hình tròn ngiêng, có hoặc không có thân (1 đường thẳng từ đầu hình tròn kéo lên), móc, chấm,…
  • Những nốt nhạc khác nhau đại diện cho độ dài âm thanh khác nhau. Tất cả những kiến thức này đều có ghi trong sách hướng dẫn hoặc giáo viên của bạn sẽ nói cho bạn biết từ những bữa đầu học. Nếu quá khó hiểu thì bạn có thể hỏi thêm từ bạn bè để được hướng dẫn kỹ hơn.

2. Tập luyện chơi đàn bằng cả 2 tay. Bạn có thể tập riêng phần tay phải trước sau đó tập riêng tay trái và cuối cùng là kết hợp cả 2 tay. Kỹ thuật này tương đối khó và cần có thời gian thì mới có thể hoàn thiện hơn. Vậy nên, hãy dành nhiều thời gian hơn để luyện tập nhé.

3. Tập luyện đánh nhanh. Như đã nói ở trên, hầu hết các bài nhạc piano đều yêu cầu bạn không được di chuyển tay nhiều nhưng vẫn đảm bảo tốc độ và âm thanh chuẩn xác. Với những quãng cao hơn 1 quãng tám vài nốt, bạn không được di chuyển hoàn toàn bàn tay để đánh các phím đó mà cần phải giãn tay ra xa hết mức có thể, giảm thiểu sự di chuyển của bàn tay.

4. Học cách sử dụng bàn đạp. Trước khi có piano điện thì piano truyền thống dùng các bàn đạp để thay đổi chất lượng âm thanh. Đặc biệt, là trong các tác phẩm cổ điển, bạn cần phải sử dụng bàn đạp rất nhiều và tất nhiên, trong mỗi bản nhạc sẽ luôn có ghi chú cho bạn biết lúc nào cần phải sử dụng bàn đạp. Bạn có thể hỏi giáo viên của mình về phần này để hiểu hơn và được thực hành thực tế.

5. Luyện tập nhiều hơn. Piano là một trong những loại nhạc cụ khó nhất để chơi, nhưng không phải là không thể và hơn nữa nó cũng thực sự đáng để học: âm thanh đặc biệt, ấn tượng, mang lại nhiều cảm xúc khác nhau cho mỗi người, kích thích sự sáng tạo, tưởng tượng,… Chìa khóa để chơi piano giỏi đó là luyện tập thật nhiều. Hãy cố gắng dành 30’ mỗi ngày để chơi đàn, nếu nhiều hơn thì càng tốt. và bạn sẽ thấy sự khác biệt.

 huong-dan-choi-piano-gioi3

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ

NHẬN DẠY ĐÀN PIANO, ORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB: www.hocdan.org

Email: info@giasutainangtre.vn

Bài viết liên quan

Có nên học đàn Piano trên đàn Organ?
Có nên cho bé học đàn Piano trên Organ không ? Cách học này có ổn không và có trở…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 5
BIÊN TẬP (CHỈNH SỬA) QUANTIZE (LƯỢNG TỬ HÓA) VÀ XÓA PART QUANTIZE (có sách dịch là Lượng tử hóa) Chức…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 4
Sau khi cài đặt Section (Main, hay Intro, v.v…), section giống như “tựa đề”, ta tiến vào “thân bài”, tức…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 3
Chọn cách thức sản xuất ra style và tiếp tục làm theo chỉ dẫn dưới đây. CÀI ĐẶT CHUNG BEAT…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 2
THAO TÁC CƠ BẢN 1/ Nhấn một trong số nút “thư mục style ” (Style category) Ở đây ta thường…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 1
Cây organ PSR550 cũ cũng làm Style được, nhưng hạn chế số khuông (measure). Còn cây PRS-S550 (có usb) thì…