Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Làm Style trên cây Organ Yamaha, Phần 5

Bây giờ, chúng ta qua trang thứ 5 (dùng 2 nút Next và Back góc trên màn hình mà chuyển trang).

Làm style trên organ

Làm style trên organ

Hai mũi tên chỉ lên chỉ xuống là để bạn chọn từ số 1 đến số 4.

CỘT SỐ 1

Bạn thấy hàng chữ  PLAY ROOT: C VÀ CHORD: M7…tức là cây organ đang “mặc định” là phát theo ton CM7. Bạn mở channel nào cũng nghe ton CM7.

Trong khi làm style, bạn không có dùng hợp âm tay trái , cứ ấn Start/Stop mà nghe ton “mặc định”. Nếu bạn nào “khoái” nghe ton La, thì dùng hàng nút bên dưới màn hình mà chọn lại chữ PLAY ROOT là A và PLAY CHORD là Maj hoặc m …

Lúc đó, cây organ sẽ theo lệnh mà phát ton “mặc định” theo ý của bạn, tức ton A. Nhưng bạn phải theo cột số 2, tức NTR =Root Fixed, NTT= Bypass thì mới có hiệu lực! Tuy nhiên, khi ta thu thì không phải là “nghe” nên ta phải chọn NTR= ROOT TRANS, NTT = tùy theo channel. Lúc đó màn hình mới hiện ra chữ Source Root, chữ không phải chữ Play Root (các bạn chú ý nhé).

Thu thì khác, còn nghe kiểm lại thì khác. Nếu không chỉnh lại thì thu ton gì thu, cây organ sẽ phát cho nghe lại là ton CM7. Nhưng khi save ra ngoài thì y chang ton của bạn lựa chọn lúc thu (rec).

Vậy thì phần nầy (cột số 1) các bạn chú ý chữ Play hay chữ Source!

Source Root và Source Chord.

Sự cài đặt nầy xác định bộ “khóa” của nguồn thu. Mặc định là CM7, với Source Root là C và Source Chord là M7. Khi bạn delete channel nào đó để thu mới thì nó tự động cài đặt là ton CM7 (ton nầy phải bấm 4 ngón tay đấy Đô Mi Sol Si). Khi bạn thay đổi “khác” ton mặc định thì nốt trong hợp âm và nốt “đề nghị” sẽ cũng thay đổi theo tùy theo ton mới thay.

Khi nốt chủ âm (tức Source Root) là C thì các bạn xem bảng sau:

Làm style trên organ

Làm style trên organ

Chữ C là tất cả các nốt phải bấm cho đủ, còn chữ R là nốt đề nghị như khi bạn muốn đàn “rãi chữ” thì có thể bấm thêm nốt đề nghị. Còn bình thường thì chỉ đàn và rãi các nốt có chữ C. Những nốt ở ngoài hai chữ C R thì khi bạn xài thì lúc Save ra ngoài có thể nó nghe “lạc ton” chút đỉnh. Ví dụ ton mặc định CM7, nhìn vào hình vẽ thì ta thấy có 6 nốt Đô Re Mi Sol La Si không có nốt Fa. Bấm ton CM7 thì bạn bấm 4 nốt Đô Mi Sol Si. Vì không có nốt Fa nên khi bản nhạc ton C mà đổi qua ton F, khi ta nghe trong Styel Creator hình như nốt F nó phát là nốt E??? Thây kệ nó! Lúc làm Style mà nghe kiểm thì búa xua, nhưng save ra ngoài thì đâu vào đấy!

Bạn nào muốn biết cách chơi ton CM7 thì chọn style nào đó, vô Style Creator rồi  Start/Stop mà nghe, nhớ bỏ chữ REc nhé, vì ta chưa muốn thu. Nghe thì kỳ kỳ lắm, nhưng cứ bắt chước chơi theo. Lúc save ra ngoài thì chính xác 100%. Khó nghe thì qua trang Edit mà nhìn “nốt” sẽ biết cách phát “mặc định” của cây organ.

NTR (Note Transposition Rule) và NTT (Note Transposition Table)

— NTR (Note Transposition Rule)

Cái nầy xác định cho hệ thống thay đổi độ cao cùa mẫu âm thanh nguồn (tức bản nhạc). Có hai cách:

++ Root Trans (Root Transpose). Khi nốt Root dịch chuyển cung (ý nói tay trái đổi ton) thì độ cao của các nốt trong hợp âm không thay đổi. Ví dụ, ton C gồm 3 nốt C3 E3 G3, khi chuyển qua ton F sẽ trở thành F3 A3 C4. Ba ngón tay bấm ton không thay đổi thứ tự.  Dùng Root Trans cho channel có chứa melody (như Intro, Ending).

Làm style trên organ

Làm style trên organ

++ Root Fixed

Các nốt khi dịch chuyển cung (còn gọi là đổi ac-co) sẽ giữ sao cho gần nhất. Ví dụ, ton C gồm 3 nốt C3 E3 G3, khi chuyển qua ton F sẽ trở thành C3 F3 A3. Dùng Root Fixed cho channel có chứa phần hợp âm.

Làm style trên organ

Làm style trên organ

NTT (Note Transposition Table)

Bản này đặt chế độ  “dịch giọng ” (tức Transpose) cho mẩu âm thanh nguồn.

Có 6 kiểu Transposition

Bypass: là không transpose. Tức tay trái bấm cái gì thì bấm, channel nầy không thay đổi. Như vậy, Bypass dùng cho thu channel trống.

Melody: thích hợp cho channel Phrase 1, Phrase 2.  Melody là nốt bài nhạc, trong đó bao gồm Intro, Ending…

Chord: thích hợp cho Chord 1 và Chord 2, đặc biệt khi phần chord có chứa tiếng piano, guitar.

Bass: thích hợp cho bass. Nó sẽ nhận ra bạn đang bấm hợp âm gì (Finger on bass) và phát tiếng bass tương ứng.

Melodic Minor: khi hợp âm đổi từ trưởng qua thứ, lệnh nầy sẽ làm “thấp” nốt quãng ba xuống nửa ton (semitone), và khi từ thứ qua trưởng, lệnh nầy sẽ nâng nốt quãng 3 lên nửa ton. Các nốt khác không thay đổi.

Harmonic Minor: khi chơi hợp âm từ trưởng qua thứ, lệnh nầy sẽ làm thấp quãng 3 và quãng 6 xuống nửa ton. Từ thứ qua trưởng, thì lệnh nầy sẽ nâng “quãng 3 thứ” và “quãng 6 giảm” nâng lên nửa ton. Các nốt khác không thay đổi.

HIGH KEY / NOTE LIMIT

High Key: lệnh nầy cài đặt hợp âm cao nhất. Bất cứ hợp âm mà có nốt “cao” hơn “nốt High key ” thì nó sẽ di chuyển nguyên hợp âm đó xuống một ốc-tau. Chữ key các bạn hiểu đại khái là hợp âm nhé!!! Lệnh nầy (tức high key) có hiệu quả khi thông số của NTR là Root Trans.

Note Limit: lệnh nầy cài đặt nốt thấp nhất và nốt cao nhất khi thu voice vào style (như Intro, Ending…). Nhiều tiếng cao quá như tiếng sáo, thấp quá như tiếng bass trầm đâu có nghe được, ta phải giới hạn lại.

RTR (Retrigger Rule)

Cái nầy xác định nốt nhạc stop hay là không. Ví dụ, khi ta dở tay lên bấm qua  nốt khác thì nốt trước đó cho “kêu” hay “nín” (gần gần như sustain).

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB: www.hocdan.org

Email: info@giasutainangtre.vn

Bài viết liên quan

Có nên học đàn Piano trên đàn Organ?
Có nên cho bé học đàn Piano trên Organ không ? Cách học này có ổn không và có trở…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 5
BIÊN TẬP (CHỈNH SỬA) QUANTIZE (LƯỢNG TỬ HÓA) VÀ XÓA PART QUANTIZE (có sách dịch là Lượng tử hóa) Chức…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 4
Sau khi cài đặt Section (Main, hay Intro, v.v…), section giống như “tựa đề”, ta tiến vào “thân bài”, tức…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 3
Chọn cách thức sản xuất ra style và tiếp tục làm theo chỉ dẫn dưới đây. CÀI ĐẶT CHUNG BEAT…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 2
THAO TÁC CƠ BẢN 1/ Nhấn một trong số nút “thư mục style ” (Style category) Ở đây ta thường…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 1
Cây organ PSR550 cũ cũng làm Style được, nhưng hạn chế số khuông (measure). Còn cây PRS-S550 (có usb) thì…