Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Lưu ý khi mua chọn đàn piano cũ

Trước khi mua 1 cây đàn piano đã qua sử dụng, chắc hẳn các bạn sẽ rất khó khăn và phân vân khi lựa chọn cho mình một cây đàn sao cho tốt nhất, Và các bạn cũng đã tham hảo qua bạn bè và tìm tòi trên mạng các hướng dẫn và kinh nghiệm để có thể chọn cho mình một cây đàn phù hợp và ưng ý. Dựa trên kinh nghiệm đã tích lũy trong nhiều năm và các bài viết trên mạng, tôi xin tổng hợp lại những điểm sau đây cần lưu ý khi mua đàn piano cũ.

1. Số Serial của đàn:

 Số Serial thể hiện được năm sản xuất của cây đàn. Số Serial của 1 cây đàn càng lớn thì cây đàn đó được sản xuất càng gần thời điểm hiện tại (so sánh serial của các cây đàn cùng hãng sản xuất).

 piano-serial

Tuy nhiên, bạn phải lưu ý rằng sản xuất gần đây không có nghĩa là cây đàn mới hơn. Việc cây đàn còn mới hay cũ còn phụ thuộc vào người sử dụng cũ và tần suất sử dụng. Một người sử dụng biết giữ gìn thì cây đàn sẽ mới; cây đàn đã được sử dụng tại các trường học, trung tâm âm nhạc sẽ có tần suất sử dụng cao thì độ hao mòn sẽ cao hơn. Chính vì vậy, phải xem xét đầy đủ các chi tiết của đàn chứ không chỉ đơn thuần nhìn vào số Serial.

2. Tình trạng búa đàn (hammer rail):

Búa đàn là bộ phận dùng để gõ vào dây làm phát ra âm thanh làm bằng lông cừu có hình quả trứng. Búa đàn là bộ phận cực kỳ quan trọng. Búa sử dụng nhiều thì ở đầu búa sẽ in sâu vết hằn của dây đàn do búa tiếp xúc với dây quá nhều. Người ta phải mài búa (Filring – dùng giấy nhám mài búa cho tròn lại hình quả trứng) và chỉnh búa về hình dạng nguyên thủy. Trong khi đó, nếu búa đã phải mài nhiều lần trong quá khứ thì độ lớn búa bị thu nhỏ lại. Ta có thể nhận thấy được. Dấu tích của dây đàn ăn sâu vào đầu búa trở thành đường rãnh. Nếu bạn thấy rãnh quá sâu, hoặc không nhìn thấy rãnh thì hoặc là đàn quá cũ hoặc là bộ phận đã bị thay mới, nên hỏi lại người bán đàn piano.

hammer rail

3. Dây đàn và trục lên dây (tuning pin):

Dây đàn được quấn chặt vào trục (pin) nên người ta gọi đó là tuning pin. Đúng với tên của nó, khi lên dây (chỉnh âm thanh đúng độ cao) thì xoay trục này bằng dụng cụ chỉnh dây cho cường độ âm thanh đúng. Vì vậy một đàn được lên dây nhiều thì chốt pin sẽ bị mòn, bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

 tuning pin

4. Bản phát âm (sound-board) và trụ chống:

Việc xem mặt sau của Piano rất cần thiết. Bản phát âm vì trải qua nhiều năm nên thường chuyển thành màu đỏ. Đàn cũ thì không cần phải xem màu, mà nên xem có rạn nứt hay không.

 Á

5. Bàn phím (keyboard): Rạn nứt là vết thương quan trọng của bản phát âm, làm âm thanh không thể vang được. Trụ chống làm bằng gỗ vững chắc, ta nên xem có bị mốc bám không.

Nắm bàn phím bằng ngón trỏ và ngón cái, lắc qua phải qua trái, chuyển động một đôi chút là bình thường. Trường hợp chuyển động thành cụm nhiều là do nỉ (nỉ ngăn chặn tạp âm) ở dưới mặt bàn phím đã mòn và cần phải được thay dán mới lại.

 keyboard

6. Nỉ giảm âm thanh (muffler belt):

Trường hợp đàn Upright, khi đạp pedal giữa thì miếng dạ giảm âm thanh sẽ được kéo xuống vào khoảng cách giữa búa và dây. Cái dạ này có chức năng giảm âm. Ở đàn cũ xưa thì nỉ này chuyển màu hơi đỏ và hơi cứng. Có thể dễ dàng đánh giá dựa trên nỉ giảm âm bằng cách mở nắp trên của đàn.

7. Âm sắc và cảm nhận phím đàn:

Một cây đàn hay sẽ có âm vang, trong trẻo; các nốt trầm nghe ấm và dày.

Một cây đàn mới thì các phím bấm sẽ nặng tay hơn những cây đàn đã được sử dụng với tần suất cao.

8. Những điểm lưu ý khác:

– Bạn nên đi xem đàn vào buổi sáng, để cho ánh sáng chiếu vào, và bằng cách nhìn nghiêng, bạn có thể biết được màu sơn của đàn có đều hay chỗ mờ chỗ đậm. Nếu một cây đàn đã qua tân tạo lại trước khi đem bày bán, thì màu sơn của nó chắc chắn mới, nhưng có lẽ sẽ không được đều và độ bền theo thời gian sẽ bị rút ngắn. Bạn nên cẩn thận chọn một cây đàn piano cũ không cần quá sáng bóng, chỉ cần mới khoảng 90%, màu sơn còn zin và nước sơn đều. Đó mới chính là vẻ bề ngoài của cây đàn bạn đang cần tìm.

– Bạn nhất thiết nên mở nắp đàn để xem xét tỉ mỉ, cẩn thận từng chi tiết chi tiết đã giới thiệu ở trên. Nếu bạn không biết cách mở nắp, bạn có thể và có quyền nhờ người bán đàn piano mở dùm bạn: Dây đàn không được quá trùng, phím đàn không quá sờn màu, sound board không được rạn nứt, nỉ đàn không quá mòn…

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ

NHẬN DẠY ĐÀN PIANO, ORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB: www.hocdan.org

Email: info@giasutainangtre.vn

Bài viết liên quan

Có nên học đàn Piano trên đàn Organ?
Có nên cho bé học đàn Piano trên Organ không ? Cách học này có ổn không và có trở…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 5
BIÊN TẬP (CHỈNH SỬA) QUANTIZE (LƯỢNG TỬ HÓA) VÀ XÓA PART QUANTIZE (có sách dịch là Lượng tử hóa) Chức…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 4
Sau khi cài đặt Section (Main, hay Intro, v.v…), section giống như “tựa đề”, ta tiến vào “thân bài”, tức…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 3
Chọn cách thức sản xuất ra style và tiếp tục làm theo chỉ dẫn dưới đây. CÀI ĐẶT CHUNG BEAT…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 2
THAO TÁC CƠ BẢN 1/ Nhấn một trong số nút “thư mục style ” (Style category) Ở đây ta thường…
Cách làm style trên đàn organ PSR-S550, Phần 1
Cây organ PSR550 cũ cũng làm Style được, nhưng hạn chế số khuông (measure). Còn cây PRS-S550 (có usb) thì…