Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Những bài luyện thanh cơ bản

Bài 1:

Việc luyện tập hơi thở thường phải đi đôi với việc luyện thanh, nghĩa là tập hơi thở với âm thanh, có như vậy ta mới dễ kiểm tra được hoạt động của hơi thở qua chất lượng của âm thanh phát ra. “Hơi thở đúng, âm thanh đẹp”, đó là câu châm ngôn của người ca hát. Hơi thở đúng sẽ giúp đặt vị trí âm thanh đúng, làm cho tiếng vang đẹp.

Bài 2:

Luyện thanh, làm cho giọng hát dần dần hoạt động được linh hoạt. Luyện thanh không chỉ đơn thuần là sự “khởi động” giọng hát, mà còn thực hiện những “khởi động” trong lĩnh vực cảm xúc và những hưng phấn sáng tạo.

Bài 3:

Luyện thanh buổi sáng từ 15 – 25 phút, luyện dần dần từ thấp tới cao, từ dễ đến khó. Không nên bắt đầu ngay buổi tập luyện thanh với những nốt cao. Trước khi biểu diễn cũng phải luyện thanh kỹ. Tuyệt đối không bao giờ hát khi chưa luyện thanh, giọng hát không có sự chuẩn bị đã phải hoạt động căng thẳng ngay.

Bài 4:

Luôn luôn giữ cho dây thanh ẩm và có chất nhầy loãng bằng cách uống nước, nước trái cây, trà thảo mộc. Không nên dùng caffein vì caffein có tính khử nước thay vì tạo nước. Trong trường hợp bạn đã nghiện cà phê, bạn nên uống ít một và phải uống nhiều nước sau đó. Tốt nhất bạn nên tập bỏ uống cà phê. Nên giữ cho nhà và nơi làm việc của mình không bị khô quá, tốt nhất độ ẩm luôn đạt 30% hoặc hơn.

Bài 5:

Tránh khạc mạnh để làm sạch cổ họng, động tác này dễ gây tổn thương mô của dây thanh. Nên uống từng ngụm nước nhỏ thay vì khạc. Súc họng và rửa mũi bằng nước muối. Các nhà thanh học khuyên khi súc họng cho thêm ít sô-đa vào dung dịch muối. Xông mũi họng cũng rất tốt .

Bài 6:

Hạn chế các thức ăn kích thích như: cà phê, sôcôla, thức ăn cay, nhiều chất béo. Nên ăn nhiều lần hơn ăn 1, 2 lần nhưng ăn nhiều. Không nên mặc quần hay thắt lưng chặt. Ngủ gối cao. Sử dụng các loại thuốc làm giảm acid.

Bài 7:

Súc miệng với nước muối ấm: Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng xua được cảm giác đau rát cổ họng. Bạn có thể pha 1 thìa muối với khoảng 250 ml nước lọc ấm và súc miệng mỗi giờ một lần.

Bài 8:

Uống trà và mật ong: Trà và mật ong được xem như những loại “thảo dược” thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị dứt cảm giác đau họng. Bạn hãy cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm nửa quả chanh vắt.

Bài 9:

Vỏ xoài và nước lọc: Bạn hãy pha 10 ml nước vỏ xoài với 125 ml nước lọc đun sôi để nguội và dùng để súc miệng hằng ngày.

Việc luyện tập hơi thở thường phải đi đôi với việc luyện thanh, nghĩa là tập hơi thở với âm thanh, có như vậy ta mới dễ kiểm tra được hoạt động của hơi thở qua chất lượng của âm thanh phát ra.

Một việc làm quan trọng để bảo vệ giọng hát đó là việc luyện thanh hàng ngày.

Chỉ cần bạn luyện tập thanh nhạc theo những bài tập trên thì chỉ sau 1 thời gian trình độ thanh nhạc của bạn sẽ phát triển hơn hẳn. đạt trình độ chuyên nghiệp hơn, bạn sẽ cảm nhận được nghệ thuật trong từng câu hát, từng bài hát thay vì hát vu vơ theo sở thích.

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ

NHẬN DẠY ĐÀN PIANO, ORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB: www.hocdan.org

Email: info@giasutainangtre.vn

Bài viết liên quan

Bí kiếp để giữ được “giọng hát vàng”
Với những người làm nghề ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên, việc giữ giọng rất quan trọng. Có nhiều…
Tư thế khi ca hát như thế nào mới là đúng ?
Tư thế đứng để hát là tốt nhất, nhưng đứng lâu mau mệt, nên torng các buổi tập dượt có…
Âm nhạc và ca hát
I. NHẬN XÉT CHUNG 1. Ca hát là bộ môn nghệ thuật phối hợp giữa ngôn ngữ và âm nhạc,…
Cách để cải thiện giọng hát
Giọng hát là khả năng thiên phú của mỗi người. Từ lúc sinh ra, không phải ai cũng được sở…
Cách luyện thanh để có giọng hay, đầy nội lực như ca sĩ
Cách luyện giọng hát hay không đơn thuần là nắm chắc kiến thức lý thuyết thanh nhạc mà bạn phải…
Các phương pháp luyện thanh hiệu quả
Chào các bạn! Bạn có một giọng hát hay nhưng bạn đã biết tận dụng nó để thể hiện khả…