Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Kỹ thuật chơi trống trong nhạc rock

Có rất nhiều dòng Rock Thrash, Heavy , Power, Hard Rock , Progessive, Death, Black Metal,… không nhớ hết thế nhưng nhìn chung những tay trống đòi hỏi có tốc độ, sức mạnh và kỹ thuật hoàn thiện.

Nói về nhạc Rock , theo ý hiểu của tôi, nhạc Rock mởi chỉ là nhạc nhẹ như Jazz, Pop , Soul, R&B, … chứ chưa phải là dòng nhạc thính phòng, cổ điển hay bán cổ điển. Nhạc Rock là thể loại nhạc bình dân, đặc trưng về sự phối hợp chặt chẽ của các thành viên trong ban nhạc và kếp hợp các âm sắc nhất định của dàn nhạc Rock bó hẹp ( Gồm Guitar , Bass , trống , keyboard,…). Nhạc Rock không đòi hỏi người nghe và có lẽ là cả người chơi phải có óc thẩm mỹ và nghệ thuật quá cao ( Nói khách quan đấy, không phải ý của tôi đâu ).

Tôi đã từng đọc một bài viết của một bạn nói rằng: nhạc Rock là sự kết hợp của toán học ( chặt chẽ, logic, hợp lý, chuẩn quy tắc, mẫu mực) và thể thao( sức mạnh , tốc độ , chính xác, bền bỉ, dẻo dai, khéo léo ) và có lẽ cả môn nghệ thuật nữa ( nhạc hoạ linh tinh gì đó dạy ở trường cấp I, cấp II ). Đó là cách thể hiện tiếng đàn , câu Guitar, dòng nhạc mình chơi và phong cách biểu diễn của mình.

Xét riêng người chơi trống trong ban nhạc Rock , hoặc đánh đệm cho bất kỳ Hero Guitar nào thì đòi hỏi trước tiên :

• – Giữ nhịp và điều hoà tốc độ
• – Báo đoạn và chuyển đoạn ( Các đoạn trống nhồi )
• – Tạo ra các câu trống thích hợp cho sắc thái từng đoạn nhạc để tạo điểm nhấn
Sau đó mới kể đến các kỹ thuật hoa mỹ khác (vô vàn…), bản sắc và phong cách riêng, các kĩ thuật đặc biệt và ngẫu hứng cá nhân.

Nếu một tay trống chỉ đi đánh thuê ở vũ trường học các điệu cơ bản ( Pop, Boston, Valse , Rumba, Cha cha cha, .) hoặc đơn thuần đệm ở các quán cho các ca sĩ phòng trà hát thì thú thực là các loại đó tôi chẳng nói đén làm gì. Nhưng mới làm quen với trống ta đều phải làm quen với cách đánh cơ bản “trịch”( bass drum pedal), “cắc” ( Snare stick ) và “xịch xịch” ( Double Cymbal hi-hat ) hoặc “Xoèng” ( Cymbal ). Nhưng nếu chỉ đánh nổi như vậy hoặc bộ môn trống chỉ đến thế thì một tay trống có khác gì mọt cây đàn Organ hoặc một chiếc trống điện tử ?

Học nhạc bài bản tốt nhất nên theo đúng trình tự, có thể học vượt cấp nhưng cũng nên xem qua các bậc cơ bản , biết đọc bản nhạc ghi cho trống và xem tổng phổ bản nhạc. Chơi nhạc thì nên biết nhạc lý. Những bài cơ bản hay điệu đơn giản ( kiểu như Beatle, CCR…) thì không nói, còn với ngững bản nhạc trống kỹ thuật cao và đặc trưng cho mỗi thể lo ại Rock của các ban nhạc lớn thì nó không thuần nhất chỉ đơn giản là một điệu trống và các câu báo chuyển đoạn ( nhồi trống ).
Nó là tổng hợp của một rãnh , một track , một nhạc cụ riêng ( Có khi 2 hay 3 ) với nhiều loại ô nhịp ( Nhip C, 4/4, 2/4, 3/4, 6/8,…) hoặc là các ô nhịp kép tạo nên một câu nhịp phức ( 2 ô nhịp khác nhau luôn đi cùng nhau tạo nên một câu Riff Guitar và một điệu trống riêng, có khi là hơn 2 ô nhịp ). Ngoài ra có thể chuyển nhiều điệu đối với từng đoạn mạnh, nhẹ, vừa, điệp khúc, phần lời, tiền điệp khúc ( pre-chorus ), chuyển điệp khúc, cao trào ( Hide-Tide ), Intro hay Ending…cũng có thể thay đổi Tempo nhanh hay chậm, chùng xuống, êm ái hoặc bứt phá , phẫn nộ , bùng nổ, quyết liệt, những đoạn biến tốc bất ngờ…

Người chơi trống giỏi trước tiên cần:

• + Nắm rõ vai trò vị trí của mình trong ban nhạc ( nhịp-phách, tempo, … )
• + Thuộc bản nhạc
• + Thuộc bài trống của mình
• + Thuộc kết cấu của bài ( chuyển đoạn, số ô nhịp, các dấu nhắc lại , hồi – tống, Coda,…)
Vì trống và Bass trong band khá quan trọng nhất là các nốt trầm (âm chủ và hợp âm đặc trưng của Bass đảm nhận ) thường đi đồng bộ với tiếng Pedal Bass ( “Trịch” ) hoặc thêm tiếng Cymbal. Nhưng cũng không nên cứng nhắc quá, nhiều khị điệu trống với các nốt nhấn hoặc đảo phách cũng phụ thuộc vào câu Riff Guitar hoặc nhấn rõ rệt hơn cho câu Lead, Vocal… Người chơi trống khi thể hiện được điều này sẽ phát huy được tình cảm và sắc thái của bài nhạc, đó là người chơi trống giỏi.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của trống là báo đoạn ( Mở hay kết ) thì nên ngẫu hứng tự do trong ô nhịp quy định chứ không nên khiên cưỡng, gò ép, nó thể hiện sức sang tạo và đặc trưng của mỗi tay trống. Bạn có thể thấy các “ bậc thầy” về trống khi biểu diễn các bài của mình nó rất khác so với bản thu âm và đôi khi khác với mỗi lần đánh lại bản nhạc đó ( cũng một phần là diễn live sẽ khác nhiều so với thu âm ).

Việc báo đoạn có ý nghĩa quan trọng, cần cân nhắc hợp lý và ghi nhớ chính xác, tất cả các thành viên trong ban nhạc đều phụ thuộc vào trống khá nhiều , việc nhầm lẫn hay lạm dụng, phô trương của tay trống sẽ gây rối loạn điệu nhạc và cho các thành viên khác … Các bạn nên tự nghe, học hỏi và luyện tập để rút kinh nghiệm cho bản thân. Các thành viên khác trong ban nhạc có thể thuộc và không cần phụ thuộc vào trống nhưng người nghe và các quy tắc âm nhạc nói chung cũng như sắc thái , tình cảm , tính phong phú của bài nhạc phụ thuộc rất nhiều câu báo đoạn của tay trống.
Phần nữa là sang tạo các điệu lạ cho các đoạn khác nhau trong một bài nhạc, phong cách riêng và các câu Riff Guitar ảnh hưởng nhiều tới sự sáng tạo này. Khi học các điệu cơ bản ( bất kỳ thể loại nhạc nào ), ngoài trừ đoạn Intro và Ending thì bài nào cũng như nhau, một điệu trống kết hợp các câu báo đoạn nhàm chán, tẻ nhạt . Để tạo sự sáng tạo, linh hoạt, phong phú cho bài nhạc cần tạo nên các điệu trống riêng lạ cho từng đoạn nhạc khác nhau trong bài nhạc. Điều này sẽ khiến cho người nghe cảm nhận được âm hưởng các đoạn của bài nhạc, nhấn mạnh hơn, nổi bật hơn, rõ sắc thái hơn, truyền được tình cảm và cái hồn của tác phẩm tới người nghe, vì không ai đánh nhạc chỉ cho mình nghe cả.

Vấn đề cuối cùng mà tôi muốn đề cập đến, cũng rất khó nói đó là tay trống thể hiện kỹ thuất phong cách riêng của mình cũng như band nhạc, các đoạn ngẫu hứng …Đây là đặc trưng tạo nên bởi cá nhân từng tay trống chứ không mấy khi phụ thuộc vào thể loại nhạc họ chơi hay trường phái nào cả. Chúng ta nên điểm mặt một số tay trống gịỏi và quen thuộc với dân Rock Việt Nam (theo ý kiến cá nhân của tôi).

Khi nghe nhạc của Metallica ta có thể nhận ra ngay chất nhạc heavy – thrash của band, uy lực của tiếng trống. Đó là tiếng chân Bass điệu nghệ , vừa sức mạnh vừa tốc độ các câu trống cũng rất sang tạo . Lars dùng Tom cũng rất linh hoạt, sáng tạo, giảm đi sự khô kha,n tẻ nhạt của điệu trống chỉ có “trịch – cắc”. Lars Ulrich cũng là người chơi hai chân Bass khá giỏi vừa tinh tế vừa tốc độ , cách vê hai chân Bass cũng phong phú . Lars cũng là người khai sinh và sử dụng triệt để hiệu quả kiểu “chặt chém” Cymbal ( Master điển hình ). Lars cũng là người đầu tiên hiệu chỉnh các Tom của trống cho nhạc Rock phong phú hơn, cao độ được phân chia nhiều hơn. Bản nhạc One bất hủ là minh chứng thể hiện rõ nhất trong phong cách thể hiện hai chân Bass mẫu mực.

Khi nghe các tác phẩm của Pantera thì ta nhận ra ngay tiếng âm chỉnh luôn nghe “chat chúa “ tiếng chân Bass chắc nịch c ủa Vincent Paul Abbott , từng tiếng trống đanh thép đầy sức mạnh . Các câu trống nghe thường như giựt cục, nghe phá điệu nhưng vẫn luôn vào đúng phách. Nghe trống của Slayer ( Dave Lombardo ) cũng máu lửa nhưng trầm nhiều hơn và tốc độ hơn.

Nghe các câu trống của Dream Theatre nghe lạ là do cả câu Riff Guitar cũng có nhịp phách lạ. Và Mike Portnoy thì sử dụng câu báo khá linh hoạt với dàn trống đồ sộ. Mike l à “bậc thầy” trong việc xử lí hiệu ứng của trống không định âm ( rất đa dạng ). Trống của Dream là dòng Progessive kiểu đặc trưng với các câu Riff Guitar thường tuân theo ngẫu hứng của nó chứ không gò bó vào các ô nhịp phổ thông nên thường có những câu nhịp phức, đảo phách khá nhiều. Các điểm nhấn của câu nhạc đều bất thường khó nắm bắt.

Tiếng trống của Vincent ( Pantera ) và Mike ( Dream Theatre ) cùng hơi có sự tương đồng ở các câu đảo phách, nhịp nghịch với cảm giác nghe của tai người , nhưng Vincent thường chỉ đảo phách trên các ô nhịp phổ thông còn Mike là trên các ô nhịp lẻ hay câu nhịp phức điệu, nhịp kép. Hai chân Bass của Mike cũng rất điệu nghệ ( Under the Glassmoon ) nhưng ít khi tốc độ . So với Lars thường sử lý các câu trống trên các ô nhịp phổ thông thể hiện sự sáng tạo linh hoạt và dựa trên các trường đoạn nghe hoành tráng hơn ( Fade to black, The Unforgiven, … ).

Dòng Power thì có lẽ các bạn nghe quen Manowar và đây cũng là một phong cách đặc trưng của dòng này. Tiếng hai chân Bass của Donny Hamzich không ngừng nghỉ, dồn dập trong những trường đoạn luôn làm nền cho bè trầm l àm b ùng nổ và sáng lên các đoạn anh hùng ca, nhưng hai chân Bass ít sang tạo. Cách sử dụng Cymbal cũng thật nghệ thuật dựa trên sự kết hợp giữa dùi và Cymbal tạo được nhiều hiệu quả âm thanh nghe rất lạ tai. Tốc độ của Manowar chừng chỉ khoảng 130-180. Các câu trống đơn giản, ít biển chuyển sang tạo.

Alternative mở ra hướng chơi trống mới và mẫu mực thì không ai vượt qua được tay trống của Nirvana ( dòng Grunge ? ). Dave Grohl có câu trống đơn giản chắc nhịp phách nhưng là mẫu mực cho các dòng Rock mới trẻ trung , đơn giản mà sôi nổi, không còn quá cầu kì trau truốt, thực sự đánh dấu bước ngoặt cho các dòng Rock trẻ bây giờ: thực sự đã thay thế các thể loại Rock cổ già nua từ những năm 60. Tiếng Cymbal luôn làm nền chủ đạo cho các câu gằn guitar đặc trưng của Nirvana, sử dụng tối đa hiệu ứng âm thanh của Cymbal ( phèng, xanh ban ) cho nền nhịp và cũng sử dụng cách vê trống Két ( Snare ) khá mới mẻ.
Kỹ thuật chơi trống Metal

Nói chung chơi trống thì có vô vàn kiểu không thể cứng nhắc so sánh khập khiễng kỹ thuật chơi trống giữa các dòng nhạc khác nhau và ngay cả trong bản thân các dòng nhạc Rock. Bản thân nhạc Rock có rất nhiều dòng phân nhánh, có nhiều dòng tương đồng và cũng có nhiều dòng nghe khác biệt hẳn so với cái nôi nhạc Rock nói chung …
Metal cũng là một nhánh riêng biệt của nhạc Rock. Dòng Metal là một dòng Rock nặng gồm nhiều kiểu : Speed, Thrash, Heavy, Death, Black, Nu, Cor… Đặc trưng của các dòng Metal nói chung là tiếng trống mạnh , ầm ĩ , dồn dập , thừa sức mạnh đôi khi có thể bị chê là đi sâu vào tốc độ mà xem nhẹ kỹ thuật, xem ra cũng đúng.

Người chơi trống Metal cần có một nền tảng thể lực tốt vì sẽ tốn nhiều sức lực và cần duy trì nó thật lâu cho một bài nhạc dài hoặc một Show dữ dội.

– Sức mạnh cho các cú đánh nhấn: là cần thiết đối với bất kỳ kiểu chơi trống nào nên với các dòng Metal nó càng mất nhiều sức hơn vì bản than nó đã luôn mạnh .

– Sức mạnh dành cho tốc độ: các bài nhạc tốc độ tầm 180 trở lên Tempo thì thực sự là một cơn ác mộng đối với một tay trống chưa có thâm niên luyện tập đấy là chưa kể các bài nhạc Metal thường dài.
-Sức mạnh duy trì cho các bài nhạc kéo dài: nhạc Metal thường có những câu Riff Guitar máu lưả, cao trào, bùng nổ và những trường đoạn hoành tráng, nghe Manowar thì rõ, hoặc bản Ballad Fade to Black, sẽ tốn khá nhiều sức lực đấy !

– Sức mạnh để có thể biểu diễn đúng chất Metal: Khán giả xem các dòng Metal rất khoái vì nghệ sĩ biểu diễn luôn sôi động, rất máu lửa và cống hiến hết mình, tất cả thành viên trong ban nhạc đều giật rũ rất kích động. Nếu bạn chơi Metal mà không giật rũ thì chán quá, đánh trống mà bạn chỉ ngồi như một pho tượng, chăm chăm vào đánh cho đúng phách, vừa nhịp thì bạn cũng chỉ là một tay trống xoàng mà thôi. Hãy xem phong cách chơi trống của Lars Ulrich thì biết.

Tất nhiên người chơi trống cũng cần luyện tập hoàn chỉnh những kỹ thuật tối thiểu cho mình, đây là một quá trình công phu và đòi hỏi sự tập trung – chăm chỉ lâu dài. Người chơi trống cần có kỹ thuật hoàn thiện để đánh cho đúng yêu cầu của bài nhạc, sắc thái của bản nhạc và thể hiện được ý tưởng của mình. Sau đó bạn mới có thể tìm ra phong cách biểu diễn cho riêng mình, kĩ thuật hoa mỹ kiểu.

Kỹ thuật tập trống có nhiều nhưng chỉ xin liệt kê những kỹ thuật cơ bản nhất và đặc trưng nhất cho dòng Metal. Để chơi trống Metal thì bạn không thể là người mới học trống được, bạn nên học trước để biết qua cơ bản rồi khi bạn bước vào dòng Metal bạn sẽ làm quen tốt hơn.

Kĩ thuật Tay

– Kỹ thuật phân tâm sơ cấp : nói đơn giản là ngôi đúng tư thế thoải mái với bộ trống. Gĩư nhịp bằng tay phải với Double Hi-Hat Cymbal, chân giậm pedal bass ( thường là vào phách mạnh ) và tay trái đánh vào Snare Drum. Bạn dùng lực cổ tay đánh nửa nẩy để có một tiếng Snare thật đanh

– Kỹ thuật phân tâm nâng cao : Sẽ dùng cho những câu trống phức tạp , các điệu phức tạp, khi mà Pedal Bass ( chân ) và Stick ( tay ) không sử dụng luôn phiên như bình thường mà chơi ngẫu hứng hoặc đi các nốt nhạc đan xen ( Bản nhạc dành cho trống ). Bạn cần phân tâm cho tốt để giữ nhịp cho cả Band . Bạn cần về đúng phách , giữ đều nhịp , và đánh cho đúng độ mạnh nhẹ của tiếng trống . Nói chung là khi tay và chân sẽ không còn độ lệch pha ổn định “ trịch – cắc- trịch trịch- cắc “ nữa mà độ lệch pha sẽ thay đổi bất thường hoặc đôi khi chân tay cùng song hành.

– Kỹ thuật định lực ổn định cho tay : chỉ nói riêng về tay thì khi tiến hoá , tay người đã rất linh hoạt về ngón và cổ tay cũng như cánh tay ( hơn hẳn so với các loài linh trưởng khác ) . Bạn nên tập từng bước với Snare Drum , vê theo các cách thông thường , đảo tay đều , đảo tay lệch, chêm nhiều âm khác của tiếng trống vào để sử lý độ dẻo của cổ tay, rất cơ bản .

– Kỹ thuật xử lý tốc độ : Với các Tempo đều hay thay đổi với mỗi đoạn riêng biệt thì không khó nhưng với các Tempo khi qua nhiều ô nhịp mà người chơi trống phải thay đổi nhiều Tempo khác nhau ( thường là các câu trống báo đoạn, các câu trống ngẫu hứng ) mà vẫn về đúng phách thì không đơn giản nữa. Các nốt nhạc có thể là nốt đơn hoặc xen kẽ thêm nốt móc đơn, móc đôi và móc ba thì đòi hỏi cổ tay và nhạc cảm của người chơi khá cao, cần luyện tập lực đánh nửa nảy cổ tay thật tốt. Bạn nên tập kỹ để xử lý các câu trống của mình hay hơn, phong cách hơn, đa dạng và hiệu quả .

Kĩ thuật Chân

Trên đây là các kỹ thuật cơ bản , chú trọng về tay nhưng nói về Metal mà không nói về kỹ thuật hai chân Bass thì thật là ngớ ngẩn. Nếu bạn chỉ đánh được một Pedal Bass thì thật là thiệt thòi. Có vài người có thể nháy một chân Bass chùm liên 3 nhanh chêm thêm một tiếng Két ở cuối tạo nên một chùm 4 nghe có vẻ được nhưng thực ra khi nghe sẽ bị hụt tiếng chân Bass và hạn chế tốc độ chưa nói là trường độ nốt nhạc sẽ sai lệch do khó điều chỉnh ( chùm liên 3 chậm hơn nốt móc đôi nhưng nhanh hơn nốt móc đơn ).

Khi nghe vê 2 chân Bass bạn sẽ thấy âm thanh chắc nịch, dồn dập và đều đặn mà nó tạo ra rất khác biệt. Chưa kể đến là vê những chùm khó hơn, phải ngắt quãng (One, Under the Glassmoon) hoặc tốc độ lên khá cao ( Battery, hoặc nghe thử Dragon Force ) sẽ càng khó.

Ngay kể cả vài người chơi trống lâu lâu đôi khi cũng chỉ nghĩ ngây ngô rằng: chúng ta vê 2 chân Bass bằng chân và phải sử dụng nhiều cơ bắp ! Không hẳn thế. Hai chân Bass đòi hỏi công phu luyện tập hơi thủ công đều đặn hàng ngày và một chút năng khiếu khéo léo.

Trước tiên cần một đôi chân Bass ngon, vững chãi và có độ nẩy vừa phải. Chân Bass mà không trơn, thiểu độ nẩy sẽ khó cho người chơi trống điều lực khi vê. Nhưng nếu lạm dụng độ nẩy thì khi quay lại đánh những nhịp chân Bass bình thường thì dễ bị loạn do khó điều khiển ( nẩy quá nhạy ), cái gì quá cũng không tốt. Chân Bass mà xộc xệch, không vững chãi thì khi vê với tốc độ cao sẽ làm sai số kỹ thuật rất nhiều, khó có thể thể hiện đúng nốt nhạc của bài nhạc.

Thứ hai khuyên thật lòng là đừng dùng Pedal kép (chân Bass đôi) vì tiếng trống sẽ không đẹp và tròn đầy ( Không phải tại người chơi mà là tại trống ). Do tiếng Bass Drum là âm trầm (rất trầm), mặt trống tạo âm sẽ dao động với biên độ lớn và chậm (nếu âm cao thì dao động với biện độ nhỏ nhưng nhanh ) nếu hai dùi chân Bass cùng vỗ vào một mặt Bass Drum sẽ hạn chế dao động và cộng hưởng của Bass Drum ( mặt Bass Drum và thùng Bass Drum ). Và Pedal kép luôn có sự chênh lệch về hai chân, thường chân trái nhẹ hơn do cơ cấu truyền lực của chân Bass đôi phải thông qua một que dài. Hai chân không đều thì khó có thể có tiếng vê hai chân Bass hay và linh hoạt được, đều thì chắc vẫn được.

Chân người chia làm ba đoạn cơ bản với ba khớp chuyển động và truyền lực :
• – Khớp háng và đùi
• – Khớp gối và cẳng chân
• – Khớp cổ chân và bàn chân
Phần xương chậu, eo, và các khớp ngón chân không mấy quan trọng. Bạn học trống mà áp cả bàn chân vào Pedal Bass mà dậm cả chân xuống thì bạn chỉ nên đánh nhạc nhẹ hoặc nhạc nhảy thôi. Nhưng đúng là cũng có người dậm cả chân mà vẫn đánh tốt, đây chỉ là quan điểm cá nhân thôi !
Đánh trống Metal thì hai chân Bass cần sức mạnh ( không phải cơ bắp ) và dẻo dai ( gân là chính ) vì vậy cần phải hơi kiễng chân lên. Bạn áp phần ức bàn chân vào pedal, lựa chọn điểm đặt thích hợp để có thể truyền lực tốt nhất cho Pedal. Nên mua Pedal kích cỡ chuẩn khoảng 30 cm ( cả tây và ta đều đánh được được ), nhiều Pedal nội hơi nhỏ và ngắn. Nên ngồi ngay ngắn và cân đối để có thể truyền xung lực tốt cho cả hai chân, nếu ngồi không đều thì khi vê sẽ bị nhanh mỏi một trong hai chân hoặc mỏi cả hai chân rất nhanh và khó đều tiếng.

Vê hai chân Bass nhìn chung có ba cách ( chắc thế ) :

1.Dùng khớp háng : tức cả dậm cả chân như thông thường, đây cũng là cách đánh Pedal Bass thông thường. Khi dùng cách này ta sẽ thấy hai đùi và đầu gối của người đánh trống nhấp nhô.
• – Tiếng đánh chắc, đều
• – Tốc độ đều thay đổi từ từ được
• – Không tốn quá nhiều sức lực vê lâu sẽ nóng và mỏi khớp háng nhất, hơi đau đùi và bắp chân.
• -Tốc độ bị hạn chế, từ160 – 180 chắc là khó, hơn nữa thì không biết
• – Thường chỉ vê được chùm liên 3, ít người vê được chùm 4
2.Dùng khớp cổ chân : lực đánh vừa, khá đều, nếu mạnh sẽ nhanh mỏi
• – Khó làm chủ tốc độ
• – Mất sức do dùng khớp cổ chân, sẽ bị mỏi và nóng lên, hơi đau xương ống đồng, hơi đau xương bắp chân.
• -Tốc độ cao thay đổi đột biến được , vê chậm hơi khó nhưng người chơi thay đổi Tempo chậm bằng cách lùi điểm tì của ức bàn chân xuống thấp hơn về phía gót chân.
• -Vê được nhiều chùm nhưng khó luyện tập
• -Khi vê theo cách này thường cẳng chân và đùi dường như đứng yên nhưng cổ chân và bàn chân rung động mãnh liệt .
3.Dùng khớp gối : khó và ít hiệu quả giống như một cú đá văng chân hay bị gõ búa vào đầu gối vậy. Khi vê trường đoạn dài bạn sẽ bị mỏi, nhất là ở tốc độ cao bạn sẽ càng cố gắng giữ đều tốc độ và lực đánh, lúc này tự nhiên khớp gối sẽ gia tăng tác động lực. Hay giống như đá bóng vậy, cơ đùi là chính nhưng cơ bắp chân và đầu gối cũng giúp thêm cho cú đá sức mạnh!
• – Ít người sử dụng được, thông số kỹ thuật không cao khó vê đều
• – Khi vê theo cách này thường có xu hướng vận động toàn thân dưới, tư thế ngồi cũng bị ảnh hưởng .

4.Còn lại?: ngón chân có tác dụng lực nhưng không ảnh hưởng gì mấy đến chuyển động của Pedal. Tất nhiên nếu có một Pedal nhẹ, lò xo nẩy tốt vẫn có thể đánh được ( chắc thế ) nhưng chẳng ai vê hai chân Bass bằng ngón chân cả ( Nếu có thì chắc tôi chưa biết ). Ngoài ra một số tay trống còn thường xuyên sử dụng cách đánh thay đổi điểm tì trên Pedal tạo ra câu trống lạ và linh hoạt, nhất là các đoạn Solo.
Cuối cùng là kỹ thuật sử lý Cymbal

Người chơi trống nên chịu khó đầu tư vì xử lý Cymbal là cả một nghệ thuật. Tự tìm hiểu thêm ! Em không dám nói về cái này. Không phải chiếc Cymbal nào cũng như nhau, độ dày, kích cỡ, tên loại, chất liệu và các thông số kỹ thuật khác sẽ tạo ra âm và độ cao khác nhau. Có nhiều loại Cymbal, lá Custum, lá RIDE, lá CRASH, CHINA, Clasic, Plash, lá K, Oriental ….nhiều lắm !
Cách chọn Cymbal:
• – Chọn theo tên hiệu : theo kinh nghiệm và bí quyết của tôi thì lá Cymbal của các hãng xịn thì đều ngon cả !
• – Thử trực tiếp ( nâng cao ) : Cymbal được tán mỏng, ép nhiều lớp bằng kỹ thuật công nghệ cao ( giống như Băng vệ Sinh ý ) nên độ cứng khá vừa phải. Đặt Cymbal lên giá hay chân đỡ rồi dùng ngón tay búng nhẹ, âm nghe sẽ vang, ngân và êm tai … tương tự như thử chuông vậy
• Dùng dùi đánh tiếng vừa ý của bạn và ngân càng lâu càng tốt. Nếu ép và tán đều Cymbal thật tốt thì độ dao động của nó sẽ được duy trì rất lâu. Khi gõ vào ta hầu như chỉ nghe thấy tiếng va chạm “mềm” là “xoèng “ rất rõ mà tiếng va chạm “cứng” là “keng” thì rất nhỏ, rất rất nhỏ. Trong khi ngược lại, Cymbal vớ vẩn khi gõ nghe “keng” một cái rõ to như kẻng đổ rác, tiếng “xoèng” thì rất nhỏ hoặc chẳng có luôn, chán !
• – Cymbal xịn để lên chân giá đỡ sẽ rung đều khi đánh vào, ít đảo vành, ngân lâu và âm ỉ. Đồ rởm tất nhiên cũng lại ngược lại, đảo vành và ngân ngắn, tiếng nghe “xoang xoảng” như vỡ chuông, không ngân lâu mà tịt luôn.
• Người ta dùng Cymbal từ lâu rồi, ngày xưa là làm gia công, chưa có máy nên cái hỏng cái được, bây giờ dùng máy làm dây chuyền hàng loạt thì ngon rồi nhưng vẫn cần phải biết cách thử thủ công này.

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB: www.hocdan.org

Email: info@giasutainangtre.vn

Bài viết liên quan

Lý do ném ham muốn thu trống thật vào sọt rác
Thu trống thật (acoustic drums) là một trong những khâu phức tạp nhất trong cả quá trình sản xuất âm…
Học trống tại nhà dễ hay khó?
Con trai tôi lúc khoảng 9 tuổi, bé chỉ thích chơi game trên điện thoại, mà chắc bây giờ đa…
Top 10 tay trống nổi tiếng
Trong âm nhạc không chỉ riêng gì rock thì vai trò của trống là rất quan trọng bởi các nhịp,…
Để lắp một bộ trống, cần những gì?
Để lắp ráp một bộ trống bao gồm những gì?: 1 trống bass (bass-drum), 1 trống lẫy (snare-drum), 2 trống…
Cách cơ bản cho người mới tập trống
Bạn đã từng xem các buổi biểu diễn, bạn đang tham gia vào một lễ hội nào đó, hay bạn…
Hướng dẫn các điệu cơ bản trên trống Jazz (P3)
Hocdan.org chia sẻ đến các bạn học trống jazz với 5 điệu trống thực hành tiếp theo là Rumba, Surf, Soul,…